ỦY BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ (IEC)

 

ẤN PHẨM 50 (446) – 1985

TỪ NGỮ  KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ

 

CHƯƠNG 446 : RƠLE ĐIỆN.

Download Tiêu chuẩn IEC 50-446

Mục lục

 

Tiết 446-11 – Các thuật ngữ chung__________________________

Tiết 446-12 -Các thuật ngữ liên quan tới cấp điện cho rơle_______

Tiết 446-13  Các thuật ngữ liên quan tới các trạng thái   và______

Tiết  446 -14 Các thuật ngữ liên quan tới các đại lượng_________

Tiết 446-15  – Các thuật ngữ liên quan tới các rơle đo lường.____

Tiết  446-16  – Các thuật ngữ liên quan tới các đầu ra__________

Tiết -466-17 – Thuật ngữ liên quan tới thời gian______________

Tiếp 446-18  – Các thuật ngữ liên quan tới độ chính xác________


ỦY BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ

¾¾¾¾¾¾¾

TỪ NGỮ KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ

 

                                             CHƯƠNG 446 : RƠLE ĐIỆN.

           

 

Lời nói đầu

 

  1. Những quyết định hoặc thỏa thuận chính thức của IEC về các vấn đề kỹ thuật, được soạn thảo bởi Ủy ban kỹ thuật trong đó có đại diện các Ủy ban quốc gia có quan tâm đặc biệt đến vấn đề đó, biểu thị sự nhất trí Quốc tế cao về các chủ đề được xem xét.

 

  1. Những quyết định và thỏa thuận này có dạng là các khuyện nghị cho việc sử dụng Quốc tế và đã được các Ủy ban Quốc gia chấp nhận theo nghĩa đó.

 

  1. Nhằm thúc đẩy sự thống nhất Quốc tế, IEC biểu lộ sự mong muốn là tất cả các Ủy ban Quốc gia nên chấp nhận văn bản khuyến nghị của IEC làm quy tắc Quốc gia mình khi điều kiện quốc gia cho phép. Bất kỳ sự sai khác nào giữa khuyến nghị của IEC và những quy tắc Quốc gia tương ứng trong phạm vi có thể được cần sớm được chỉ rõ trong những quy tắc Quốc gia đó.

 

Lời tựa

 

Trong lần xuất bản trước  vào năm 1977 của Chương 446 : Các rơle điện,;  có một ghi chú ban đầu khẳng định là  các thuật ngữ và định nghĩa khác phù hợp  với các thuật ngữ và định nghĩa hiện có là  cần   thiết được sử dụng  trong mọi phạm vi ứng dụng về rơ le điện

 

Lần xuất bản này, là kết quả nghiên cứu  bắt đầu vào năm 1978 của Nhóm làm việc số 1 của Ủy ban Nghiên cứu  số 41 về Rơle điện đã giải quyết  những tồn tại đó.

 

Hai bản thảo liên tiếp đã được luân chuyển để  lấy ý kiến  lần lượt vào tháng tư năm 1978 và tháng tư năm 1979. Sau khi thảo luận những ý kiến đóng góp tại cuộc họp mở rộng tổ chức tại Pari  vào tháng Giêng năm 1980, một bản  dự thảo tiếp sau, tài liệu I (IEV 446) (Văn phòng Trung ương) 1138, đã được đệ trình lên các Ủy ban quốc gia để chấp nhận theo Quy tắc “Sáu tháng” vào tháng 4 năm 1980.

 

Các Ủy ban quốc gia của những nước sau đã bỏ phiếu tán thành ấn phẩm này

 

Úc                               Đức                                         Thụy sĩ

Bỉ                                Israel                                       Thổ nhĩ kỳ

Brêzil                           ý                                              Liên xô

Canađa                                    Nhật                                        Anh

Đan mạch                    Rumani                                    Hoa kỳ

Ai cập                          Tây ban Nha                            Nam tư

Pháp                            Thụy điển

 

 

 

                        CHƯƠNG 446 :   CÁC  RƠLE     ĐIỆN

 

          Tiết 446-11 – Các thuật ngữ chung

 

 

 

446-11-01

Rơle điện

 

Là thiết bị  chuyên  để  tạo ra các thay đổi đột biến  trong một hoặc nhiều mạch điện đầu ra khi  hội đủ một số điều kiện nào đó  tác động vào những mạch điện đầu vào  của thiết bị  điều khiển rơle đó

 

                                 Ghi chú 1.- Thuật ngữ rơle phải được  giới hạn cho một rơle có một chức năng bảo vệ đơn thuần giữa những mạch đầu vào và những mạch đầu ra của rơle.

 

                                     2.- Thuật ngữ rơle bao gồm tất cả những thành phần cần thiết cho sự  hoạt động quy định

 

                                     3.- Trong các ứng dụng về  bảo vệ và điều khiển tự động, tên của chức năng  bảo vệ đơn thuần (xem ghi chú 1) phải được bổ sung để định rõ loại  rơle. Trong trường hợp này và theo chức năng quy định (được xác định theo những tiêu chuẩn hoặc theo nhà chế tạo), thì rơle có thể bao gồm một rơle phụ nhằm thực hiện theo yêu cầu. Thí dụ : các rơle so lệch, rơle trở kháng, rơle  cắt

 

446-11-02

Rơle logic

 

Là một rơle điện được  thiết kế để được cung cấp bởi một lượng có giá trị hoặc nằm trong miền làm việc của nó hoặc là thực tế bằng  không

 

446-11-03

Rơle đo lường

 

Là rơle điện  được thiết kế để  tác động khi đại lượng đặc trưng của nó ,  với độ chính xác quy định, đạt  tới giá trị tác động của  nó 

 

446-11-04

Rơle có thời gian quy định

 

Là một rơle điện mà một hoặc nhiều thời hạn đặc trưng cho rơle (ví dụ thời hạn tác động )  phải tuân theo  các yêu cầu  quy định, đặc biệt là về độ  độ chính xác

 

446-11-05

Rơle thời gian không quy định

 

Là một rơle điện mà  những thời hạn không phải theo những quy định về độ chính xác nào cả.

 

446-11-06

Rơle đo lường  có  thời  gian  phụ thuộc

 

Là một rơle đo lường có  thời hạn  quy định m thời hạn phụ thuộc vào giá trị của đại lượng đặc trưng, theo một cách xác định

 

446-11-07

Rơle đo lường  có thời  gian  độc lập

 

Là một rơle đo lường định thời hạn, mà thời hạn  quy  định của rơle này có thể được xem như là độc lập với giá trị của đại lượng đặc trưng, trong những giới hạn đã quy định. 

 

446-11-08

Rơle điện cơ

 

Là một rơle điện trong đó sự đáp ứng logic  được thực hiện bằng chuyển động tương đối của các phần tử cơ dưới tác động của dòng điện trong mạch đầu vào. 

 

446-11-09

Rơle tĩnh

 

Là một rơle điện  trong đó  sự đáp ứng logic được  thực hiện  bằng các phân tử điện tử, từ, quang  hoặc các thành phần khác  nhưng không có  các bộ phận chuyển động cơ học  nào. 

 

446-11-10

Rơle tĩnh có tiếp điểm đầu ra

 

Là một rơle tĩnh có một tiếp điểm ở một hoặc nhiều mạch điện đầu ra của rơle 

 

 

446-11-11

Rơle tĩnh không có tiếp điểm đầu ra

Là một rơle tĩnh không có tiếp điểm ở mạch điện đầu ra.

 

446-11-12

Rơle một trạng thái

 

Là một rơle điện  có thể thay đổi  trạng thái  do tác động của  một đại lượng đầu vào và trở lại trạng thái ban đầu khi tác động này không còn nữa.

 

446-11-13

Rơle  hai  trạng thái

 

Là một rơle điện  có thể thay đổi trạng thái dưới tác động của một đại lượng đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng),   và  vẫn giữ nguyên trạng đó sau khi  thôi tác động . Muốn đổi lại trạng thái của nó cần có một tác động  thích hợp khác. 

446-11-14

Rơle phân cực ( điện một chiều)

 

Là một rơle  điện một chiều mà  sự thay đổi trạng thái  phụ thuộc vào cực tính của (những) đại lượng cung cấp đầu vào  của rơle. 

 

446-11-15

Rơle không phân cực ( điện một chiều)

 

Là một rơle  điện một chiều mà  sự thay đổi trạng thái  không phụ thuộc vào sự phân cực  của (những) đại lượng cung cấp đầu vào  của rơle.

 

Tiết 446-12 -Các thuật ngữ liên quan tới cấp điện cho rơle

(đầu vào và phụ)

 

446-12-01

lượng  cung cấp , kượng kích hoạt

 

Là một đại lượng điện (hoặc dòng điện hoặc điện áp)  đơn độc, hoặc tổ hợp với  các đại lượng khác sao cho khi đặt vào một rơle ở điều kiện xác định  sẽ làm cho rơle  có khả năng thực hiện  được mục tiêu của nó.

 

 

446-12-02

lượng  cung cấp đầu vào

 

Đối với một rơle logic,  là  đại lượng cung cấp nguồn để  rơle hoạt động đáp ứng ,  khi đại lượng được đặt vào trong những điều kiện xác định.

 

Đối với một rơle đo lường là đại lượng cấp dùng để tạo nên hoặc giúp tạo nên đại lượng đặc tính. 

 

446-12-03

lượng  cung cấp phụ

 

Là bất kỳ lượng cung cấp nguồn nào khác với những đại lượng cung cấp đầu vào.

 

 

446-12-04

cung cấp cho một rơle

 

Là  đặt vào một rơle một hoặc nhiều lượng cung cấp

 

                                 Ghi chú. – Sự có mặt của bất cứ lượng cung cấp nguồn nào có thể không đủ để sản sinh ra chức năng yêu cầu của rơle. Do đó cần phải xác định tất cả những điều kiện cấp nguồn (phương pháp, biên độ, góc lệch pha v.v…)

 

446-12-05

Mạch vào

 

Là toàn thể những bộ phận điện trong một rơle (bao gồm cả những phần nếu có  để nối ghép  bằng cảm kháng hoặc dung kháng) và những phần đó được nối với những đầu  cực để đưa lượng  kích hoạt cung cấp  vào 

 

446-12-06

Mạch phụ

 

Là toàn thể các phần điện trong một rơle (bao gồm cả các phần nếu có để nối ghép  bằng cảm kháng hoặc dung kháng) và những phần đó được nối với những đầu cực để đưa một  lượng  kích hoạt cung cấp nguồn phụ vào.

 

446-12-07

Giá trị danh định của lượng cung cấp

 

Là giá trị gần đúng thích hợp của một lượng cung cấp được dùng để gọi tên hoặc để nhận dạng một rơle

 

 

446-12-08

Giá trị định mức của lượng cung cấp ( kích hoạt )

 

Là giá trị của một lượng cung cấp  được quy định bởi  tiêu chuẩn hoặc  bởi  nhà chế tạo đối với một điều kiện xác định.

 

446-12-09

Giá trị giới hạn nhiệt làm việc liên tục  của nguồn cung cấp .

 

Là giá trị cao nhất (giá trị hiệu dụng nếu dòng xoay chiều) của một lượng  cung cấp nguồn mà một rơle có thể mang tải liên tục và trong những điều kiện xác định và  vẫn  thỏa mãn những yêu cầu  về nhiệt độ. 

 

446-12-10

Giá trị giới hạn  nhiệt ngắn hạn của lượng kích hoạt

 

Là giá trị cao nhất (giá trị hiệu dụng nếu dòng xoay chiều) của lượng cung cấp nguồn mà một rơle có thể chịu đựng trong thời gian ngắn xác định trong những điều kiện quy định mà không làm suy thoái vĩnh viễn  nững đặc tính  quy định do quá nhiệt.

446-12-11

Giá trị giới hạn động của lượng cung cấp ( kích hoạt )

 

Là giá trị cao nhất của lượng cung cấp mà một rơle có thể chịu đựng được trong những điều kiện xác định của dạng sóng và thời hạn mà không có sự suy thoái vĩnh viễn những đặc tính  quy  định do  tác dụng  động.

 

446-12-12

Miền làm việc của lượng cung cấp ( kích hoạt )

 

Là miền giá trị của lượng cung cấp  trong đó với  những điều kiện quy định, rơ le có thể thực hiện được chức năng theo những yêu cầu xác định.

 

Ghi chú. – Đối với các rơle đo lường khi các yêu cầu cần thỏa mãn là  độ chính xác, thì là miền giải đo

 

446-12-13

Công suất định mức của mạch cung cấp hoạt kích

 

 

Là công suất hoặc tải (vôn – ămpe nếu dòng xoay chiều) hấp thụ bởi một mạch cấp  cho  một rơle trong các điều kiện  chuẩn  và xác định trong các điều kiện quy định. 

 

446-12-14

Trở kháng định mức của một mạch cung cấp kích hoạt rơ le

 

Là giá trị của trở kháng phức của một mạch cung  cấp nguồn đã cho của một rơle,  xác định trong các điều kiện quy định.

 

          Tiết 446-13  Các thuật ngữ liên quan tới các trạng thái   và

hoạt động của một rơle

           

446-13-01

Trạng thái  nghỉ

 

Đối với một rơle  một trạng thái  là trạng thái quy định của rơle đó khi nó không được cung cấp nguồn.

 

Đối với một rơle  hai trạng thái , là trạng thái quy định, như nhà chế tạo quy định 

 

446-13-02

Trạng thái ban đầu

 

Là trạng thái quy định mà rơle rời khỏi  để hoàn thành một chức năng dự kiến của rơle trong một mạch ra đã cho.

 

                                 Ghi chú. – Thuật ngữ này được dùng chủ yếu  đối với các rơle đo lường và các rơle có  thời gian  quy định..

 

446-13-03

Trạng thái làm việc, tác động

 

Đối với một rơle một trạng thái , là trạng thái quy định của rơle khi rơle được cung cấp nguồn theo cách xác định.

 

Đối với một rơle hai trạng thái , là trạng thái được  quy định bởi nhà ché tạo và khác với trạng thái nghỉ . 

 

46-13-04

Trạng thái cuối cùng

 

Là một trạng thái quy định mà rơ le  đạt  để  hoàn thành chức năng dự kiến của rơle trong một mạch điện ra đã cho.

 

Ghi chú. – Thuật ngữ này được dùng chủ yếu  đối với các rơle đo lường và các rơle định thời hạn. 

 

446-13-05

Tác động , hoạt động

(Đối với một rơle điện)

 

là chuyển đổi :

– Hoặc từ trạng thái nghỉ  sang  trạng thái làn việc  của nó (trường hợp chung)

– Hoặc từ trạng thái ban đầu sang  trạng thái cuối cùng (trường hợp của vài  rơle đo lường hoặc rơle định thời hạn).

 

                                 Ghi chú. – Thuật ngữ “Tác động ” bao gồm cả hai thuật ngữ “Khởi động” và thuật ngữ “Đóng cắt”.

 

446-13-06

trỉw về, nghỉ  ( đối với một rơ le )

 

là chuyển đổi :

– Hoặc từ trạng thái làm việc của rơle tới trạng thá nghỉ

– Hoặc từ trạng thái cuối cùng về  trạng thái ban đầu (trường hợp của vài rơle đo lường hoặc rơle định thời hạn).

 

                                 Ghi chú. – Thuật ngữ ” trở về, nghỉ ” bao gồm cả hai thuật ngữ “Nhả ra ” và thuật ngữ  trở về i”.

 

446-13-07

Thay đổi trạng thái (đối với một rơle điện)

 

Hoặc là làm việc hoặc là trở về 

 

446-13-08

thực hiện c hu trình (đối với một rơle điện)

 

Làm việc và sau đó trở về  hoặc ngược lại 

 

446-13-09

Khởi động (Đối với một rơle điện) Xem hình 1

 

Rời bỏ trạng thái ban đầu hoặc trạng thái nghỉ 

 

446-13-10

chuyển mạch  (Đối với một rơle điện) (Xem hình 1)

 

Để hoàn thành chức năng dự kiến trong một mạch ra đã cho

 

 

446-13-11

Trở lại , trở về (Đối với một rơle điện) (Xem hình 1)

Trở lại trạng thái ban đầu hoặc trạng thái  nghỉ 

 

446-13-12

nhả trở lại  (Đối với một rơle điện) (Xem hình 1)

 

Để kết thúc một chức năng đã thực hiện trước đó trong một mạch điện ra đã cho. 

 

446-13-13

Trở về bằng quá kích hoạt

 

Đối với một kiểu rơle phân cực ( dòng một chiều )đang ở trạng thái làm việc, chuyển trở lại  trạng thái  nghỉ  bằng cách tăng giá trị của lượng cung cấp

Hình 1. – Sơ đồ giải thích một số  các thuật ngữ

 

  1. Trạng thái nghỉ
  2. Rơle tác động
  3. Trạng thái tác động
  4. Rơle trả lại
  5. Trạng thái nghỉ
  6. luợng vào cung cấp kích hoạt
  7. Bộ phận động
  8. Tiếp điểm đóng
  9. Tiếp điểm cắt
  10. Rơle khởi động
  11. Rơle trả lại, trở về lại
  12. Thời gian nẩy
  13. Rơle đóng cắt
  14. Rơle nhả lại, nhả về
  15. Thời gian mở của một tiếp điểm cắt
  16. Thời gian đóng của một tiếp điểm đóng
  17. Thời gian mở của một tiếp điểm đóng
  18. Thời gian đóng của một tiếp điểm cắt
  19. Thời gian tác động
  20. Thời gian nhả về
  21. Mở
  22. Đóng

 

Hình 2 Sơ đồ giải thích  thuật ngữ  “trạng thái ban đầu” và “trạng thái cuối cùng” với một rơle  từ điện có cuộn dây chuyển động như là một ví dụ.

 

  1. Trạng thái ban đầu : Rơle được cung cấp kích hoạt ở giá trị trung bình của một lượng cung cấp .
  2. Trạng thái sau cùng A : Giá trị củai lượng cung cấp đạt tới giá trị sao cho gây cho rơle  tác động đóng  về phía A
  3. Trạng thái sau cùng B : Giá trị của luợng cung cấp đạt tới giá trị sao cho gây cho rơle tác động đóng  về phía B

 

446-13-14

trở lại bằng quá kích hoạt

 

Đối với một kiểu rơle phân cực (dòng một chiều) đã trở lại trạng thái nghỉ bằng quá kích hoạt  nay lại  chuyển ngược về từ trạng thái nghỉ về  trạng thái tác động bằng cách tăng giá trị lượng cung cấp  kích hoạt nữa .

 

446-13-15

Giá trị tác động

 

Là giá trị của lượng vào cung cấp nguồn đầu vào (hoặc đại lượng đặctính ) để cho  một rơle tác động  trong các điều kiện quy định (1)

——————-

            (1) Những điều kiện quy định này có thể biểu thị bằng một trong những tĩnh ngữ  định nghĩa  trong những điều 446-13-27 tới 446-13-29.

 

446-13-16

Giá trị  không tác  động

 

Là giá trị của lượng cung cấp vào (hoặc đại lượng đặc tính ) để  một rơle không làm việc trong những điều kiện quy định.

 

446-13-17

Giá trị nhả tiếp điểm

 

Là giá trị của lượng cung cấp vào (hoặc đại lượng đặc tính để  một rơle trở về  trong những điều kiện quy định.(1)

 

446-13-18

Giá trị không trở về

 

Là giá trị củalượng cung cấp đầu vào (hoặc đại lượng đặc tính ) tại đó  một rơle không trở về  trong những điều kiện quy định (1)

 

446-13-19

Giá trị trở lại  ngược

 

Đối với một kiểu rơle phân cực  ( dòng một chiều ), là giá trị của lượng vào cung cấp  để cho rơ le vốn được trở về bằng một quá cung cấp thích hợp, nay sẽ trở nên tác động do ta tăng thêm lượng kích hoạt này ở những điều kiện quy định (1)

—————-

(1) Xem ghi chú trang 14 ( phần tiếng Việt ) 

 

446-13-20

Giá trị không kích hoạt bằng quá cung cấp

 

Đối với một kiểu rơle phân cực (dòng điện một chiều)  nào đó , là giá trị của lượng cung cấp nguồn đầu vào tại đó  rơle, đang ở trạng thái nghỉ  bởi một cấp nguồn thích hợp, không làm việc bằng cách tăng giá trị của lượng cung cấp này trong những điều kiện quy định (1). 

 

446-13-21

Giá trị trở lại bằng quá cung cấp

 

Đối với một kiểu rơle dòng một chiều phân cực nào đó, là giá trị của một lượng  cung cấp  vào tại đó  rơle, đang ở trạng thái làm việc, sẽ được nhả  ra bằng cách tăng giá trị của đại lượng nguồn cấp này trong những điều kiện quy định (1). 

 

446-13-22

Giá trị không trở lại bằng quá cung cấp

 

Đối với một kiểu rơle dòng một chiều phân cực nào đó, là giá trị của một lượng cung cấp vào tại đó,  rơle đang ở trạng thái làm việc, không nhả  ra khi  tăng giá trị của lượng  cung nguồn cấp này trong những điều kiện quy định (1).

446-13-23

Giá trị khởi động

 

Là giá trị của một lượng cung  cấp đầu vào (hoặc đại lượng đặc tính )  tại đó  một rơle khởi động trong những điều kiện quy định (1)

—————

(1) Xem trang 14  ( phần tiếng Viêt ) 

 

446-13-24

Giá trị đóng cắt, chuyển mạch

 

Là giá trị của một lượng cung  cấp vào (hoặc đại lượng đặc tính )  tại đó   một rơle sẽ đóng cắt trong những điều kiện quy định (1)

 

446-13-25

Giá trị trở  về

 

Là giá trị của một  lượng cung  cấp vào (hoặc đại lượng đặc tính)  tại đó  một rơle trở lại trong những điều kiện quy định (1)

  

446-13-26

Giá trị tách ra , nhả về

 

Là giá trị của một lượng cung cấp (hoặc đại lượng đặc tính ) tại đó  một rơle nhả chốt ra  trong những điều kiện quy định (1) 

 

446-13-27

Giá trị căn đo được

 

Là một giá trị đo được trên một rơle đã cho, tại một thời điểm đã cho đối với một chức năng quy định. Thuật ngữ này thường được dùng kết hợp với những thuật ngữ 446-13-15 tới 446-13-26.

 

446-13-28

Giá trị thử nghiệm

Giá trị cần thiết

 

Là một giá  ở đó  rơle phải  thực hiện  một hoạt động đã cho trong một thử nghiệm. Thuật ngữ này được sử dụng kết hợp với các thuật ngữ 446-13-15 tới 446-13-26.

 

446-13-29

Giá trị  bền

 

Là giá trị   được đòi hỏi trong suốt cả tuổi thọ của một rơle hoặc một số các chu trình xác định. Thuật ngữ này thường được sử dụng kết hợp với những thuật ngữ 446-13-15 tới 446-13-26.

 

———————————–

(1) Xem ghi chú trang 14 ( phần tiếng Việt )

 

 

          Tiết  446 -14 Các thuật ngữ liên quan tới các đại lượng

hoặc yếu tố ảnh hưởng

 

446-14-01 [02]

lượng [yếu tố] ảnh hưởng

 

Là bất kỳ đại lượng [yếu tố] nào có khả năng làm thay đổi  một trong những  đặc tính quy định của một rơle (tác động, trở về ,  độ chính xác, …) 

 

446-14-03 [04]

Giá trị  chuẩn  của một  lượng [yếu tố] ảnh hưởng

 

Là giá trị quy định của một đại lượng [yếu tố] ảnh hưởng,  để xét các đặc tính của một rơle. Trong trường hợp của các rơle đo lường và các rơle logic  định thời hạn, những đặc tính này bao gồm chủ yếu  những sai số và những giới hạn của những sai số  đó .

 

446-14-05

Các điều kiệnchuẩn  của các đại lượng và yếu tố ảnh hưởng

 

Là tập hợp những giá trị chuẩn  của tất cả những đại lượng hoặc yếu tố ảnh hưởng.

 

 

46-14-06 [07]

Dẫy danh định của một lượng [yếu tố] ảnh hưởng

 

Là một miền  các giá trị của một lượng [yếu tố] ảnh hưởng trong đó , trong những điều kiện quy định, rơle đáp ứng những yêu cầu xác định (ltác động, trở về , sai số,  sai số  phụ , v.v…) 

 

446-14-08 [09]

Miền cực trị của lượng[yếu tố] ảnh hưởng

 

là miền của các giá trị của một đại lượng (yếu tố) ảnh hưởng trong đó  rơle chỉ chịu sự biến đổi thuận nghịch  và  không cần thiết phải thỏa mãn bất kỳ các yêu cầu khác.

Tiết 446-15  – Các thuật ngữ liên quan tới các rơle đo lường. 

 

446-15-01

Đại lượng đặc trưng (của một rơle đo lường)

 

Là một đại lượng điện, hoặc một trong những tham số của  nó để  đặc trưng  cho rơle và những giá trị của nó được chuẩn định bởi  những yêu cầu về độ chính xác.

 

Các ví dụ :

– Dòng điện đối với một rơle quá dòng hoặc  thiếu  dòng

– Tần số đối với một rơle tần số, đại lượng nguồn cấp đầu vào của rơle có thể là điện áp

– Công suất đối với một rơle công suất, những đại lượng vào kích hoạt  của rơle là dòng điện và điện áp.

 

Giá trị chỉnh định của đại lượng đặc trưng

(hoặc của các thông số chỉnh định của chúng)

 

Là giá trị ngưỡng của đại lượng đặc trưngở đó  rơle phải làm việc trong những điều kiện quy định.

 

446-15-03

Giá trị tới  hạn của đại lượng đặc trưng

 

Một trong những giá trị tới  hạn của đại lượng đặc trưng có thể áp dụng được vào một rơle, trong những điều kiện xác định, mà không làm thay đổi tình trạng của rơle và không gây hư hại nào cho rơle.

 

446-15-04

Dẫy chỉnh định của đại lượng đặc trưng (hoặc các tham số của đại lượng đặc trưng)

 

Là dẫy của những giá trị chỉnh định của đại lượng đặc trưng hoặc của mỗi  tham số chỉnh định của  nó  (ví dụ điện áp hoặc dòng điện đối với một rơle công suất) 

 

446-15-05

Tỷ số chỉnh định của đại lượng đặc trưng

 

Là tỷ số của giá trị chỉnh định cực đại của đại lượng đặc trưng với giá trị cực tiểu tương ứng. 

 

446-15-06

Tỷ số trở về

 

Là tỷ số của một giá trị trở về  với một giá trị tác động

 

            Ghi chú. – Theo tiêu chuẩn những giá trị này có thể là những giá trị đo hoặc giá trị  thủ nghiệm cần thiết. 

 

446-15-07

số phần trăm trở  về

 

Là tỷ số trở về  được biểu thị bằng số phần trăm 

 

446-15-08

Giá trị nhả về  của đại lượng đặc trưng

 

Là giá trị ngưỡng của đại lượng đặc trưng tạiđó  rơle được nhả về  trong các điều kiện quy định.

 

446-15-09

Tỷ số  nhả về

 

Là tỷ số của giá trị nhả về  với giá trị tác động

 

446-15-10

số phần trăm nhả về

 

Là tỷ số  nhả về  được biểu thị bằng  số phần trăm 

 

446-15-11

Rơle sơ cấp

 

Là một rơle được cung cấp kích hoạt  trực tiếp bởi dòng điện hoặc điện áp trong một mạch điện chính, không dùng : máy biến áp đo lường hoặc Shun hoặc bộ chuyển đổi trung gian. 

 

446-15-12

Rơlethứ cấp

 

Là một rơle được cung cấp nguồn bằng dòng điện hoặc điện áp qua trung gian của một máy biến áp đo lường hoặc một bộ chuyển đổi.

 

446-15-13

Rơle shun

 

Là một rơle được  cung cấp nguồn bởi dòng điện  nhận được từ một shun trong một mạch điện chính 

446-15-14

Miền làm việc chính xác

 

Là phần của miền tác động  của lượng vào cung  cấp (hoặc đại lượng đặc trưng) trong  đó  những yêu cầu về độ chính xác được thỏa mãn.

 

446-15-15

Góc đặc trưng

 

Đối với một rơle đo lường, là góc giữa những pha  dơ  đại diện   cho hai  lượng vào cung  cấp  và được dùng để  xác định công dụng của rơ le.

446-15-16

Rơle ( điện)  nhiệt

 

Là một rơle đo lường có thời gian phụ thuộc  được dùng  để bảo vệ một trang thiết bị khỏi bị hư hại (điện ) nhiệt bằng cách đo dòng điện chạy trong trang bị được bảo vệ và bằng một đường cong đặc tính mô phỏng tình trạng  nhiệt của nó.

446-15-17

lượng hiệu chỉnh

 

Là một đại lượng để hiệu chỉnh sửa đổi  những đặc tính của rơle theo một cách quy định

 

Các thí dụ : Đối với một rơle ( điện ) nhiệt : nhiệt độ dầu của trang bị được bảo vệ, nhiệt độ không khí.

 

           Tiết  446-16  – Các thuật ngữ liên quan tới các đầu ra  của những rơle (có hoặc không có tiếp điểm) 

 

446-16-01

Mạch điện đầu ra

 

Là toàn bộ những phần dẫn điện trong một rơle  nối với những đầu cực , mà giữa chúng sẽ sinh ra những   thay đổi đã dự định trước. (xem 446-11-01) 

 

46-16-02

Mạch tiếp điểm (xem hình 3)

 

Là một mạch điện đầu ra được thực hiện bằng một tập hợp tiếp điểm

 

 

446-16-03

Bộ  tiếp điểm (xem hình 3)

 

Là một bộ  của những phần tử tiếp điểm , cùng với cách điện của chúng: để  đóng và mở mạch tiếp điểm của chúng bằng  sự chuyển động tương đối của chúng.

 

FIG 3: Thí dụ giải thích những thuật ngữ 446-16-02 tới 446-16-05

 

  1. Tập hợp tiếp điểm
  2. Mạch tiếp điểm
  3. Phần tử tiếp điểm
  4. Đầu tiếp điểm (hoặc điểm)

 

446-16-04

Phần tử tiếp điểm (xem hình 3)

 

Là một phần dẫn điện của một bộ  tiếp điểm được cách ly về điện với các phần khác khi mạch tiếp điểm được mở ra. 

 

446-16-05

Đầu tiếp điểm ( xem hình 3 )

Điểm tiếp xúc

 

Là một  phần của phần tử tiếp điểm mà tại đó  mạch tiếp điểm đóng hoặc mở 

 

 

446-16-06

Khe tiếp điểm

 

Là khe giữa đầu tiếp điểm, trong các điều kiện quy định, khi mạch tiếp điểm được mở.

 

 

446-16-07

Lực tiếp điểm

 

Là lực mà hai đầu tiếp điểm tác động lên nhau ở vị trí đóng trong các điều kiện quy định.

 

446-16-08

đoạn đi tiếp  của tiếp điểm

 

Là đoạn dịch  chuyển  tiếp  của đầu tiếp điểm khi đóng kể từ  khi chúng vừa tiếp xúc và trong khi chúng  chuyển động  theo cùng hướng với  hướng của phần tử tiếp điểm chuyển động. 

 

446-16-09

Trượt của tiếp điểm

 

Khi một tiếp điểm đđóng , là chuyển động ma sát tương đối của các đầu tiếp điểm sau khi chúng bắt đầu tiếp xúc nhau

 

446-16-10

Lăn của tiếp điểm

 

Khi một tiếp điểm đang đóng , là chuyển động lăn tương đối của các đầu tiếp điểm sau khi chúng bắt đầu tiếp xúc nhau 

 

446-16-11

trạng thái dẫn của mạch ra

(đối với các rơle không có tiếp điểm đầu ra)

 

Là  trạng thái của một mạch điện đầu ra không có tiếp điểm,khi chúng thể hiện ra một điện trở thấp hơn giá trị quy định

 

446-16-12

trạng thái khóa của một mạch ra

(đối với các rơle không có tiếp điểm đầu ra)

 

Là  trạng thái một mạch điện đầu ra không có tiếp điểm, khi chúng thể hiện ra  một điện trở cao hơn giá trị quy định.

 

446-16-13

Mạch điện đầu ra ” đóng”

 

Là mạch điện đầu ra mà, khi rơle đang tác động , hoặc là được đóng lại bởi một tiếp điểm hoặc là  ở trạng thái dẫn ,  và khi rơle đang nghỉ, hoặc là được mở ra bởi một tiếp điểm hoặc là kở trạng thái khóa

 

446-16-14

Mạch đầu ra mở ( cắt )

 

Là mạch điện đầu ra mà , khi rơle đang ở trạng thái làm việc, hoặc là được mở ra bởi một tiếp điểm hoặc là ở trạng thái khóa  và, khi rơle đang ở trạng thái nghỉ, thì mạch đầu ra hoặc là được đóng bởi một tiếp điểm hoặc là dẫn thông

446-16-15

Tiếp điểm đóng

 

Là một tiếp điểm  được đóng khi rơle ở trạng thái làm việc và tiếp điểm này được mở khi rơle  ở trạng thái nghỉ. 

 

446-16-16

Tiếp điểm nghỉ (tiếp điểm để mở)

 

Là một tiếp điểm  được mở khi rơle ở trạng thái làm việc và tiếp điểm này được đóng lại khi rơle  ở trạng thái nghỉ. 

446-16-17

Dòng điện tới hạn làm việc liên tục của mạch điện đầu ra

 

Là giá trị cao nhất của dòng điện (giá trị hiệu dụng nếu là dòng xoay chiều) mà một mạch đầu ra có thể chịu được lâu dài khi ở trạng thái dẫn hoặc đóng, trong những điều kiện quy định

 

46-16-18

Dòng điện tới  hạn ngắn hạn của mạch đầu ra

 

Là giá trị cao nhất của dòng điện mà một mạch ra có thể chịu được ở trạng thái dẫn hoặc đóng trong một thời hạn ngắn quy định và trong những điều kiện quy định. 

 

446-16-19

Khả năng đóng tới hạn

 

Là giá trị cao nhất của dòng điện mà một mạch ra có khả năng đóng  trong những điều kiện quy định (điện áp, số lần đóng  (đóng), hệ số công suất, hằng số thời gian, v.v…)

 

446-16-20

Khả năng cắt tới hạn

 

Là giá trị cao nhất của dòng điện mà  một mạch đầu ra có khả năng cắt trong những điều kiện quy định (điện áp, số những lần cắt, hệ số công suất, hằng số thời gian, v.v…)

 

446-16-21

Khả năng chu trình tới hạn

 

Là giá trị cao nhất của dòng điện mà  một mạch đầu ra có khả năng đóng  và cắt lần lượt trong những điều kiện quy định (điện áp, số chu trình, hệ số công suất, hằng số thời gian, v.v…)

 

 

446-16-22

Nẩy (đối với một mạch tiếp điểm )

 

Là một hiện tượng có thể sẩy ra khi một mạch tiếp điểm đang đóng  hoặc cắt và hiện tượng này được đặc trưng bằng các đầu của tiếp điểm lần lượt tiếp xúc và tách ly trước khi đạt đến trạng thái cuối cùng 

 

446-16-23

Tiếp điểm đổi nối

 

Là một tổ hợp của hai mạch tiếp điểm gồm ba phần tử tiếp điểm, một trong ba phần tử đó là chung cho hai mạch tiếp điểm. Khi một mạch tiếp điểm này là mở, thì mạch kia là đóng và ngược lại. 

 

446-16-24

Tiếp điểm bắc cầu; tiếp điểm đổi nối đóng – trước – cắt (ít dùng)

 

Là một tiếp điểm đổi nối  hai phía trong đó , một mạch tiếp điểm này đóng trước khi mạch kia cắt.

446-16-25

Tiếp điểm không bắc cầu tiếp điểm đổi nối cắt – trước – đóng (ít dùng)

 

Là một tiếp điểm đổi nối hai phía trong đó  một mạch tiếp điểm này cắt trước khi mạch kia  đóng.

 

446-16-26

Tiếp điểm đổi nối có vị trí trung hòa

 

Là một tiếp điểm đổi nối  hai phía có một trạng thái  ổn định trong đó  hai mạch tiếp điểm  của nó  đều mở (hoặc đóng )

446-16-27

Tiếp điểm có lưỡi mềm

 

Là một bộ  tiếp điểm, những phần tử tiếp điểm của nó  này là những lưỡi mềm hoặc toàn bộ hoặc từng phần bằng vật liệu từ và được chuyển động trực tiếp bằng một lực từ  tác động lên các lưỡi ấy..

446-16-28

Tiếp điểm đi qua

 

Là một bộ  tiếp điểm được dùng  để mở hoặc đóng theo cách chuyển mạch tiếp điểm tương ứng,  khi rơle đổi trạng thái. Sự chuyển có thể sẩy ra hoặc khi rơle làm việc hoặc khi rơle nhả  hoặc cả hai trong khi làm việc và nghỉ

          Tiết -466-17 – Thuật ngữ liên quan tới thời gian

  

446-17-01 [02]

Thời gian mở của một tiếp điểm cắt ỉ [của một mạch đầu ra cắt ]

 

Đối với một rơle  đang ở trạng thái nhả ,  là khoảng thời gian giữa thời điểm một giá trị xác định của lượng cung cấp vào được đặt vào,  trong các điều kiện quy định và thời điểm khi tiếp điểm cắt  [mạch đầu ra cắt ] mở ra lần thứ nhất 

 

446-17-03 [04]

Thời gian đóng của một tiếp điểm đóng  [của một mạch đầu ra đóng ]

 

Đối với một rơle đang ở trạng thái nghỉ, là khoảng thời gian giữa thời điểm một giá trị xác định của lượng cung cấp vào được đặt vào,  trong các điều kiện quy định và thời điểm khi tiếp điểm tác động  [mạch đầu ra tác động ] đóng lần thứ nhất

 

 

446-17-05 [06]

Thời gian mở của một tiếp điểm đóng  [của một mạch đầu ra đóng ]

 

Đối với một rơle đang ở trạng thái làm việc,  là khoảng thời gian từ  thời điểm lượng cung cấp vào triệt tiêu (bỏ ra) trong các điều kiện quy định đến  thời điểm khi tiếp điểm đóng  [mạch đầu ra đóng ] mở ra lần thứ nhất .

 

 

446-17-07 [08]

Thời gian đóng của một tiếp điểm cắt  [mạch đầu ra -cắt ]

 

Đối với một rơle đang ở trạng thái làm việc, là khoảng thời gian giữa thời điểm lượng cung cấp vào được triệt tiêu trong các điều kiện quy định và thời điểm khi tiếp điểm nghỉ [mạch đầu ra – nghỉ]  đóng lần thứ nhất

 

 

446-17-09

Thời gian tác động

 

Đối với một rơ đang ở trạng thái nghỉ (trạng thái ban đầu),  là khoảng thời gian giữa thời điểm một giá trị xác định của lượng cung cấp vào (đại lượng đặc trưng) được đặt vào trong các điều kiện quy định và thời điểm khi rơle tác động

 

                               Ghi chú : – Thuật ngữ này  chỉ dùng  chỉ khi rơle có các mạch đầu ra  cùng một kiểu và không đòi hỏi một độ chính xác đối với  sự khác nhau thời  của gian tiếp xúc.

 

 

446-17-10

Thời gian nghỉ

 

Đối với một rơle đang ở trạng thái vận hành (trạng thái cuối cùng), là khoảng thời gian giữa thời điểm một giá trị xác định của lượng cung cấp vào (đại lượng đặc trưng) được đặt vào trong các điều kiện quy định và thời điểm  khi rơ le trở lại

 

Ghi chú : 1- Thuật ngữ này chỉ dùng  khi rơle có các mạch đầu ra  cùng một kiểu và không đòi hỏi một độ chính xác nào đó về sự  khác nhau  của thời gian tiếp xúc.

 

                                        2- Phụ thuộc vào phương pháp đo lường, thời gian nhả  có thể lấy làm thời gian nghỉ. 

 

 

446-17-11

Thời gian nhả

(Đối với một chức năng đã cho)

 

Là khoảng thời gian giữa thời điểm  có một sự thay đổi xác định  trong giá trị của lượng cung cấp vào (đại lượng đặc trưng đối với một rơle đo lường) để làm  cho rơle nhả ra  và thời điểm rnó nhả ra để trở lại . 

 

446-17-12

Thời gian trở lại

(Đối với một chức năng đã cho)

 

Là khoảng thời gian giữa thời điểm có một sự thay đổi xác định  trong giá trị của lượng cung cấp  vào (đại lượng đặc trưng đối với một rơle đo lường) đẻ làm  cho rơle trở lại và thời điểm tại đó nó đặt trở  lại 

 

446-17-13       

Thời gian nẩy

 

Đối với một tiếp điểm mà đang đóng (mở) mạch ,  là khoảng thời gian giữa thời điểm khi mạch tiếp điểm lần đầu tiên đóng (mở) và thời điểm khi mạch điện cuối cùng được đóng (được mở).

 

 

446-17-14

khoảng thời gian căn định

 

Là khoảng thời gian đặc trưng quy định của một rơle  có quy định thời gian

 

 

446-17-15

Chương trình căn định thời  gian

 

Đối với một rơle có  thời gian quy định , là  một trình tự  dự định trước  về các thời gian tác động của mạch  đầu ra (đóng và /hoặc cắt)

 

446-17-16

Giá trị chỉnh định của một thời gian quy định

 

Là giá trị dự định của khoảng thời gian trong những điều kiện quy định

 

446-17-17

Giá trị thực sự  của một định thời gian quy định

 

Là giá trị của khoảng thời gian có thực tế  trong các điều kiện quy định. 

 

446-17-18

Miền chỉnh định của một thời gian quy định

 

Là miền của những giá trị chỉnh định của một thời gian quy định

 

 

446-17-19

Tỷ số chỉnh định  của một thời gian quy định

 

Là tỷ số của giá trị chỉnh định cực đại của một thời gian quy định  với giá trị cực tiểu của nó 

 

446-17-20

Thời gian cực đại  đặt rở lại

 

Đối với một chức năng đã cho,  là thời gian cực đại giữa thời điểm khi những điều kiện của cấp nguồn cho phép rơle  đặt trở lại và thời điểm nó đặt  trở lại.

 

446-17-21

Thời gian phục hồi

 

Đối với một chức năng đã cho và trong những điều kiện xác định, là thời gian cần thiết cho một rơle phục hồi từ một trạng thái vận hành,  sao cho thời gian lần vận hành tiếp theo sấp sỉ bằng thời gian căn quy định tính bằng số phần trăm  

 

446-17-22

Thời gian bắc cầu

 

Đối với một  tiếp điểm đổi nối đóng – trước – cắt, là khoảng thời gian từ thời điểm một mạch tiếp điểm được đóng đến  thời điểm mạch khác được mở 

 

446-17-23

Thời gian chuyển

 

Đối với một  tiếp điểm đổi nối cắt – trước -đóng, là khoảng thời trong đó  cả hai mạch tiếp điểm được mở.

 

446-17-24 [25]

Thời gian đến trạng thái đóng [mở] bình ổn

 

Là khoảng thời gian giữa thời điểm khi một giá trị xác định của lượng cung cấp vào được đặt vào và thời điểm khi  một tiếp điểm được đóng (mở) và  đáp ứng được các yêu cầu quy định 

 

446-17-26

độ tản mức của  thời gian tiếp xúc.

 

Đối với một rơle có nhiều tiếp điểm cùng một kiểu (các tiếp điểm đóng hoặc các tiếp điểm mở), là hiệu số giữa giá trị cực đại của thời gian tác động trở về  của cái chậm hơn và giá trị cực tiểu của thời gia tác động trở về  của cái nhanh hơn  

 

Tiếp 446-18  – Các thuật ngữ liên quan tới độ chính xác áp dụng  được  cho một rơle đã cho (rơle đo lường và rơle có thời gian quy định ) 

 

446-18-01

Sai số tuyệt đối

 

Là hiệu số đại số giữa một giá trị làm việc đo được của một đại lượng đặc trưng (hoặc một giá trị  thực sự ) về căn thời gian  và giá trị chỉnh định của đại lượng này.

 

446-18-02

Sai số quy đổi

 

Là tỷ số của sai số tuyệt đối với  một giá trị quy ước xác định.

 

 

446-18-02

Sai số tương đối

 

Là tỷ số của sai số tuyệt đối với giá trị chỉnh định 

 

446-18-04

Sai số trung bình

 

Đối với một rơle đã cho và đối với một số xác định các phép đo được thực hiện trong những điều kiện đồng nhất đã định , là thương số của tổng đại số những giá trị sai số (tuyệt đối, tương đối hoặc quy ước) với số các phép đo 

 

 

446-18-05

Sai số  cơ bản trung bình

 

Là sai số trung bình được xác định trong các điều kiện chuẩn 

 

446-18-06

Sai số  tới hạn

 

Đối với một rơle đã cho, là  kỳ vọng của sai số cực đại với một  độ tin cậy đã cho trong các điều kiện đồng nhất quy định 

 

446-18-07

Sai số cơ bản tới hạn

 

Là sai số tới  hạn được xác định trong các điều kiện chuẩn

 

446-18-08

độ tản mát tuyệt đối

 

Đối với một rơle đã cho, là sai số  kỳ vọng cực đạvới một độ đáng  tin cậy đã cho, của hiệu số giữa hai giá trị  bất kỳ đo được trong những điều kiện quy định đồng nhất. 

 

446-18-09

độ tản mát cơ bản

 

Là độ tản mát  được xác định trong các điều kiện chuẩn 

 

446-18-10

độ lệch  của sai số trung bình

 

Là hiệu đại số giữa một sai số trung bình và sai số cơ bản trung bình Những biến đổi có thể được biểu thị là  một giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối hoặc số phần trăm của một giá trị xác định.

 

446-18-11

Cấp chính xác

 

Là cấp của các rơle đo lường mđược dự định phải  thỏa mãn một tập hợp thích hợp các yêu cầu độ chính xác.

 

 

446-18-12

Chỉ số cấp

 

Là cách  quy ước để chỉ rõ  một cấp chính xác bằng một số hoặc ký hiệu. 

 

446-18-13

Sai số định  mức

 

Là những giới hạn của sai số trong  đó y nhà chế tạo công bố là các  rơle thuộc  một kiểu đã cho đều làm việc trong các điều kiện quy định

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *