Thép mạ kẽm nhúng nóng là gì?

Quá trình chế tạo thép mạ kẽm nhúng nóng trải qua nhiều công đoạn.

– Rửa sạch thép và xử lý hóa học để loại bỏ hoàn toàn vết oxy hóa và bụi bẩn trên bề mặt thép.
– Nhúng thép vào nồi đun kẽm nóng chảy ở nhiệt độ 435°C – 455°C (815°F – 850°F).
– Kẽm nóng chảy phản ứng với thép tạo thành một hợp kim với các lớp riêng biệt trên bề mặt.
– Tỷ lệ :
+ Lớp bên trong khoảng 25% thép – 75% kẽm
+ Lớp bên ngoài 100% kẽm.
– Rút hết phần kẽm dư và làm mát thép mạ kẽm bằng không khí lạnh hoặc nước.
– Khi tiếp xúc với không khí, kẽm phản ứng với O2, H2O, CO2 tạo thành một lớp ZnCO3 (Kẽm Cacbonat) tương đối bền vững.

Thép mạ kẽm được bảo vệ như thế nào?

Lớp Kẽm Cacbonat được tạo ra sẽ bảo vệ thép bằng cách:
– Tạo ra một lớp trên bề mặt giữa thép và không khí, làm giảm khả năng tiếp xúc với oxy.
– Lớp kẽm đóng vai trò như một cực Anode nên làm chậm quá trình oxy hóa của thép.

Tại sao nên dùng thép mạ kẽm nhúng nóng?

– Lớp mạ kẽm không bị bong tróc như lớp sơn phủ, tạo lớp bảo vệ chắc chắn hơn.
– Quá trình nhúng nóng đảm bảo toàn bộ bề mặt thép được phủ lớp mạ kẽm đồng nhất.
– Tùy chỉnh được độ dày mỏng của lớp mạ kẽm theo yêu cầu.
– Khi lớp bề mặt kẽm bị ăn mòn thì tấm thép vẫn được bảo vệ bì tính năng của lớp mạ kẽm đóng vai trò như một cực Anode.
– Kẽm có tính chống ăn mòn trong môi trường pH cao, nên thường được dùng trong khu công nghiệp, vùng ven biển.

Nhưng khi tiếp xúc với các chất ăn mòn trong thời gian dài, lượng kẽm sẽ giảm dần đi, ngoài ra, mưa axit và nước muối còn đẩy nhanh quá bị ăn mòn của kẽm.

Các ứng dụng của thép mạ kẽm nhúng nóng:

Dùng cho dầm thép, lưới sắt, thang máng cáp, lan can, tôn lợp, bulong, đai ốc, ống dẫn thép.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *