TIÊU CHUẨN IEC
QUỐC TẾ 721-1
XUẤT BẢN LẦN THỨ HAI
1990

Phân loại các điều kiện môi trường
Phần 1 :
Các thông số về môi trường và các mức tác hại

MỤC LỤC

Download Tiêu chuẩn IEC 721-1


1. Phạm vi áp dụng
2. Những tài liệu tham khảo chuẩn
3. Định nghĩa
4. Các yếu tố và các thông số về môi trường.
1- Những điều kiện khí hậu
2. Điều kiện sinh học
3.Các hóa chất hoạt tính ( xem ghi chú 3 )
4. Những cơ chất hoạt tính
5. Những chất lỏng gây ô nhiễm
6. Các điều kiện cơ học
7 Nhiễu loạn điện từ
ỦY BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ
PHÂN LOẠI NHỮNG ĐIỀU KIỆN VỀ MÔI TRƯỜNG.

Phần 1 : Những thông số về môi trường và những mức tác hại
của chúng

Lời nói đầu

1. Các quyết định hoặc thỏa thuận chính thức của IEC về các vấn đề kỹ thuật được soạn thảo bởi các ủy ban kỹ thuật, trong đó có đại diện của các ủy ban Quốc gia đang có quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, thể hiện sự nhất trí Quốc tế cao về các chủ đề đã được đề cập.

2. Các quyết định hoặc thỏa thuận này là những khuyến nghị để sử dụng quốc tế và đã được các Uỷ ban Quốc gia chấp nhận theo ý nghĩa đó.

3. Để xúc tiến sự thống nhất Quốc tế, IEC bày tỏ mong muốn tất cả các ủy ban Quốc gia nên chấp nhận khuyến nghị của IEC như là các qui định quốc gia của mình trong chừng mực các điều kiện quốc gia cho phép. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa khuyến nghị của IEC và qui định quốc gia tương ứng, cần được nêu rõ trong chừng mực cho phép trong các quy định này.
Ủy ban Kỹ thuật No. 75 của IEC đã soạn xong phần các tiêu chuẩn quốc tế IEC 721 này với tiêu đề : Phân loại những điều kiện về môi trường.

Lần xuất bản thứ hai này của IEC 721-1 thay thế cho bản xuất bản thứ nhất vào năm 1981.

Đề mục của phần này dựa trên những tài liệu sau :
Quy tắc 6 tháng Báo cáobiểu quyết
75(CO)57 và 57A 75 (CO)65

Bản báo cáo về quyết nghị ở bảng trên cho biết tất cả các thông tin về quyết nghị xét duyệt phần này.

Cần nhớ rằng bản tiêu chuẩn này tạo ra một phần của hàng loạt vấn đề liên quan tới các nội dung dưới đây :

– Các thông số về môi trường và mức tác hại của chúng ( IEC 721-1).
– Các điều kiện về môi trường xuất hiện trong tự nhiên ( IEC 721-2 )
– Phân loại các nhóm thông số môi trường và các mức tác hại của chúng ( IEC 721-3)
Mở đầu

Phần IEC 721 này bao gồm một bản danh mục các thông số về môi trường và các mức tạc hại của chúng.

ấn phẩm này thay thế cho bản in đầu tiên IEC 721-1 đã được ấn hành như là bản báo cáo của IEC trong khi chờ đợi kết quả làm việc của ủy ban Kỹ thuật No75 của IEC và của các ủy ban kỹ thuật khác của IEC về xác định các điều kiện môi trường mà các sản phẩm sẽ phải tuân theo trong khi chúng được chuyên chở, lưu kho, lắp đặt và xử dụng.

Phần chỉnh lý chủ yếu hướng vào bản danh mục các mức tai hại.

Người ta đề ra những mức tác hại trong phần này mà không nói tới việc áp dụng chúng. Bản IEC 721-2 và IEC 721-3 cho những hướng dẫn đẩy đủ để áp dụng.

Trong khi soạn thảo các đặc điểm kỹ thuật về điều kiện môi trường cho các sản phẩm, các ủy ban kỹ thuật cần phải áp dụng bản IEC 721-3, nhưng nếu trong những trường hợp đặc biệt, những giá trị về mức tác hại của IEC 721-3 không phù hợp, thì cần phải nghiên cứu bản danh mục trong phần này để lựa chọn các giá trị.

PHÂN LOẠI CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ MÔI TRƯỜNG.

Phần 1 : Những thông số về môi trường và mức tác hại của chúng.

1. Phạm vi áp dụng

Phần IEC 721 này có thống kê các thông số về môi trường và một số giới hạn các mức tác hại của chúng trong phạm vi các điều kiện mà các sản phẩm kỹ thuật điện phải chịu đựng trong khi vận chuyển, lưu kho, lắp đặt và xử dụng.
2. Những tài liệu tham khảo chuẩn

Theo tài liệu tham khảo trong nguyên bản, những tiêu chuẩn dưới đây bao gồm các điều khoản tạo thành các điều khoản của phần IEC 721 này. Trong thời gian ấn loát, những bản xuất bản trước vẫn còn giá trị. Tất cả các tiêu chuẩn đầu phải được xem xét lại, những đơn vị tham gia thảo luận và thỏa thuận phần IEC 721 này sẽ được đề nghị nghiên cứu khả năng áp dụng bản mới nhất những tiêu chuẩn ghi ở dưới đây. Những thành viên của IEC và ISO có trách nhiệm ghi lại những tiêu chuẩn hiện hành có giá trị.

IEC 68-2-27 : 1987 – Thí nghiệm về môi trường. Phần 2 : Những thí nghiệm – Thí nghiệm Ea và hướng dẫn : Va chạm.

IEC 79-0 : 1983 – Dụng cụ điện dùng cho môi trường khi có thể nổ được. Phần O : Những yêu cầu chung.

IEC 721-2-2 : 1988 – Phân loại các điều kiện môi trường. Phần 2 : Các điều kiện môi trường xuất hiện trong tự nhiên mưa và gió.

IEC 721-3-6 : 1987 – Phân loại các điều kiện môi trường. Phần 3 : Phân loại các nhóm thông số môi trường và các mức tác hại của chúng – Môi trường tầu thủy.

ISO 2041 : 1975 – Rung động và va chạm – Từ vựng.
3. Định nghĩa

Để dùng cho phần IEC 721 này, sẽ dùng các định nghĩa sau đây :

3.1. Điều kiện môi trường : Là điều kiện vật lý học, hóa học hay sinh vật học ở bên ngoài sản phẩm tác động vào sản phẩm ở một thời điểm xác định.

Ghi chú : Những điều kiện môi trường thường bao gồm những điều kiện môi trường xuất hiện trong tự nhiên và những điều kiện môi trường sinh ra bởi chính sản phẩm hay bởi các nguồn ngoài.

3.2. Yếu tố môi trường : là một ảnh hưởng vật lý, hóa học hay sinh vật học mà hoặc một mình hoặc phối hợp với các ảnh hưởng khác, tạo ra một điều kiện môi trường (thí dụ : nóng, rung động).
3.3. Thông số môi trường : Là một hay nhiều tính chất vật lý, hóa học hay sinh vật học đặc trưng cho một yếu tố môi trường (như nhiệt độ, gia tốc).
Thí dụ : Yếu tố môi trường ” Rung ” được đặc trưng bởi các thông số : loại rung động (hình sin, hỗn loạn) gia tốc và tần số.

3.4. Mức tác hại của thông số môi trường : Là giá trị của mỗi đại lượng đặc trưng cho thông số môi trường.
Thí dụ : Mức tai hại của rung động hình sin được xác định bởi gia tốc (bằng m/s2) và tần số (bằng Hz).

3.5. Việc áp dụng, áp dụng cho một sản phẩm : Là một điều kiện hay một trạng thái mà một sản phẩm được đặt vào.
Thí dụ về áp dụng : Phòng làm việc của cơ quan, xưởng luyện thép, vận chuyển đất. Việc áp dụng không liên quan tới loại các sản phẩm (thí dụ : máy tính).

3.6. Nhóm thông số môi trường và mức tác hại của chúng : Là một tập hợp các điều kiện môi trường đặc trưng cho việc xử dụng hay một nhu cầu.

4. Các yếu tố và các thông số về môi trường.

4.1. Đại cương.

Để cho một sản phẩm được đặt vào, những điều kiên môi trường hiện nay thường phức tạp và chúng gồm nhiều yếu tố môi trường và các thông số tương ứng. Khi xác định những điều kiện môi trường để cho một áp dụng sản phẩm nào, cần thiết phải :
– Thiết lập một bản danh mục các yếu tố môi trường có liên quan.
– Chọn lựa mức tai hại thích hợp cho mỗi thông số.

Trong việc áp dụng nào đó, những ảnh hưởng môi trường lên một sản phẩm là kết quả của :
– Những điều kiện của môi trường xung quanh, thường là không khí hoặc nước (trong một số trường hợp là đất).
– Những điều kiện về cấu trúc công trình mà sản phẩm được gắn vào.
– Những ảnh hưởng của những nguồn hay những hoạt động ngoại lai.

Vì vậy, khi chọn những yếu tố và thông số môi trường để cho một áp dụng sản phẩm nào, cần thiết phải kiểm tra những điều kiện và ảnh hưởng đó đối với những yếu tố môi trường đơn, phối hợp và liên tục trong khi chúng xuất hiện.

Đối với những yếu tố và thông số môi trường, những thuật ngữ cũng tương tự như những thuật ngữ đã xử dụng trong IEC 68, trong một phạm vi có thể.
4.2. Bản danh mục các yếu tố và thông số môi trường đơn và mức tai hại của chúng.

Bảng 1 cho ta một bản danh mục những yếu tố và thông số về môi trường, bản danh mục này được dùng như là :
– Bản danh mục kiểm tra để đảm bảo là những yếu tố và thông số đã dùng đã được nghiên cứu.
– Để hoàn thiện tính đồng nhất trong việc mô tả môi trường.

Người ta xử dụng những mức tai hại đã cho ứng với mỗi thông số trong bảng 1 để làm công tác tiêu chuẩn hóa. Chúng được giới hạn về mức tác hại của các điều kiện môi trường mà một sản phẩm có thể được đặt vào đó.

Người ta không nghiên cứu để đáp ứng những mức tác hại của những ứng lực tổng hợp lên sản phẩm. Thí dụ như : Người ta có tính đến những mức tác hại đáp ứng với nhiệt độ môi trường xung quanh (như là không khí, nước, đaát, hơi nước, tuyết, dầu.v.v..)và đến nhiệt độ của cấu trúc công trình mà sản phẩm đặt vào, nhưng lại không tính đến để đáp ứng nhiệt độ của những điểm nóng của bản thân sản phẩm.

Những mức tác hại liên quan trước hết tới những điều kiện môi trường giới hạn, và không bao gồm những điều kiện cho đo lường tham khảo, cho định cỡ, .v.v…

4.3. Những yếu tố môi trường phối hợp :

Người ta đặt một sản phẩm đồng thời vào nhiều yếu tố môi trường và các thông số môi trường tương ứng. Tác dụng của sự phối hợp của các yết tố môi trường là đặc biệt quan trọng khi việc đặt vào môi trường phối hợp làm ảnh hưởng tới sản phẩm khác nhiều so với khi đặt vào các yếu tố môi trường liên tục.
Khi chọn lưậ các yếu tố môi trường cho việc áp dụng sản phẩm nào, cần thiết phải kiểm tra các yếu tố môi trường, cần thiết phải tính đến sự phối hợp của yếu tố.

4.4. Quá trình liên tục của các yếu tố môi trường.

Khi đặt một sản phẩm vào những điều kiện môi trường, một số hiệu quả là kết quả trực tiếp của việc đặt sản phẩm vào hai hay nhiều yếu tố hoặc thông số trong một quá trình trực tiếp. Dưới đây là hai thí dụ quan trọng :

– Sự sốc nhiệt : Đó có thể là kết quả của việc đặt sản phẩm ngay vào điều kiện nhiệt độ cao sau khi nó đã được đặt trong điều kiện nhiệt độ thấp hoặc ngược lại, hay là cho sản phẩm trực tiếp gặp nước (mưa, phun nước, sóng biển, ngâm nước) sau khi đã đặt trong những điều kiện nhiệt độ cao.

– Sự tạo băng : Đó có thể là kết quả của việc đặt sản phẩm ngay vào những điều kiện nhiệt độ thấp hơn 0C trước hoặc sau khi đã đặt sản phẩm trong môi trường ẩm, trong mưa hay trong nguồn nước không phải là mưa.

Cần thiết phải tính tới những khả năng đó khi xác định những điều kiện môi trường để đặt một sản phẩm vào.
Bảng 1*

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích
1- Những điều kiện khí hậu
1.1 Lạnh và nóng

1.1.1
Nhiệt độ, 0C
-80
-65
-55
-50+
-40
-33+
-25
-20
-15
-5
Điểm đóng băng
+5
+10
+15
+20
+25
+30
+35+
+40
+45
+50
+55
+60
+70
+85
+100
+125
+155
+200
X
X
X
+ Mức tác hại được lấy từ biểu đồ khí hậu tương ứng với các loại khí hậu đặc biệt ở ngoài trời
+ Mức tác hại này chỉ áp dụng cho nướ , khg cho khg khí cũng như khg cho các cấu trúc ( xem IEC 721-3-6)

1.1.2
Tỷ lệ biến đổi của nhiệt độ, K/min

Tỷ lệ biến đổi nhiệt độ, K/min

0,1
0,5
1
3
5
10

1
5

X
X
X Như đã trình bầy ở 4.4, một sản phẩm có thể chịu đựng được sốc nhiệt khi nó được chuyển từ nơi này đến noi khác( VD yừ ngoài trời vào trong nhà) hoặc phải chịu trong môi trường có nhiệt độ khác với nhiệt độ của sản phẩm( tVD dưới trời mưa, phun nước)Từ bản danh mục nhiệt độ, ta chọn các thông số mức tác hại của sốc nhiệt, hoặc với thg số môi trường đơn hoặc phức hợp với sự chuyển động của môi trường xung quanh

* Phần ghi chú xem ở trang 37 đến 41

Bảng 1* ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích
1.2 Độ ẩm

1.2.1
Độ ẩm tương đối ,%
4
5
10
15
20
50
75
85
95
100
X

Tác dụng của độ ẩm vào một sản phẩm bao giwò cũng là tác dụng của sự phối hợp giữa độ ẩm tương đối với các thông số môi trường khác, trước hết là nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt độ
1.2.2 Độ ẩm tuyệt đối,g/m3( thành phần nước) 0,003
0,02
0,03
0,1
0,26
0,5
0,9
1
2
4
15
22
25
29
35
36
48
60
62
78
80 X Mức tác hại được lấy từ biểu đồ khí hậu tương ứng các loại khí hậu riêng ở ngoài trời.
1.3 Ap xuất
1.3.1 áp xuất không khí, kPa 20
30
53
70
84
106
130 X
1.3.2 Ap xuất nước, kPa 200
500
1000
5000
30000
1.3.3 Tỷ lệ thay đổi áp xuất, kPa/s
0,1
1 X X

* Phần ghi chú xin xem ở trang 37 đến 41
Bảng 1* ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích
1.4 Sự chuyển động của môi trường xung quanh kể cả sự chuyển động của sản phẩm tương ứng với môi trường xung quanh
1.4.1
Vận tốc, m/s
0,5
1
5
10
20
30
50 x x

1.5 Mưa
1.5.1 Mưa
Cường độ, mm/min 3,3
1
2
3
6
15 x Cường độ này là số lượng nước đập vào bề mặt nằm ngang trong một đơn vị thời gian. Cường độ này có thể coi như nhỏ hơn lượng nước đập vào bề mặt vuông góc với chiều của cơn mưa.
1.5.2 Tuyết, trôi.
Cườngđộ, Kg/(m3.s)
0,3
1
3
x Mức tác hại 3Kg/(m3.s) chỉ áp dụng với điều kiện ở gần mặt đất . Xem IEC 721.2.2
Đối với phụ tải gây nên bởi tuyết hay băng, Xem yếu tố “phụ tải tĩnh” đề mục 6.7
1.5.3 Mưa đá
Năng lượngva đập, J 1
40
150 x Đối với đường kính viên đá mưa đa, xem IEC 721.2.2
1.6 Bức xạ

1.6.1 Bức xạ mặt trời
Cường độ, W/m2
300
500
700
1000
1120
x ở đây, chỉ nghiên cứu tác dụng nhiệt của bức xạ mặt trời. Sự bức xạ của chiều dài sóng như trong tia tử ngoại có thể tác động đến một số sản phẩm theo đường khác.

1.6.2
Bức xạ nhiệt
Cường độ, W/m2

600
1200

x
Trừ bức xạ mặt trời.

1.6.3
Bức xạ ion ,
Cường độ

X
Thực tế không có một tác hại nào được xác định
* Xin xem ghi chú tại trang 37 đến 41
Bảng 1* ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích
1.7 Nước từ những nguồn không do mưa

1.7.1

Nước chẩy thành dòng nhỏ,
Cường độ

X
+ Thực tế không có một tác hại nào được xác định

1.7.2
Nưóc tóe, phun, tia nước và sóng
Tốc độ nước, m/s
300
500
700
1000
1120

X
1.7.3 Ngâm nước hay chìm dưới nước
Độ sâu nước, m
X
+ Thực tế không có một tác hại nào được xác định

1.8 ẩm ướt X ẩm ướt của tường và các bề mặt khác. Không có thông số hay tác hại nào hiẹn nay
1.9 Ngưng tụ
X
X Không có thông số hay tác hại nào hiẹn nay
1.10 Sự tạo băng và sương giá
1.10.1 Cường độ, mm/h 3
10
30 X X
2. Điều kiện sinh học
2.1 Hệ thực vật X X Xuất hiện nấm mốc…
Hiện nay khg có thông số hay tác hại nào
2.2 Hệ động vật X X Xuất hiện loài gậm nhấm, hoặc các giống vật khác, kể cả các loại mối
Hiện nay khg có thông số hay tác hại nào
3. Các hóa chất hoạt tính ( xem ghi chú 3 ) Đối với khí nổ và hơi nước, xem IEC 79-0
3.1 Muối biển
Nồng độ, g/m3

kg/m3
0,3
1
30
40

X
X
* Xem ghi chú ở trang 37 đến 41

Bảng 1 * ( Tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích

3.2
Muối trên đường,
Nồng độ , g/m3
kg/m3
X

X
Hiện nay không có độ tác hại nào

3.3
Dyoxit lưu huỳnh
nồng độ, mg/m3

0,01
0,03
0,1
0,3
1
3
5
10
13
30
40
100
300
X

3.4 Hy dro sul fit
nồng độ, mg/m3
0,0015
0,003
0,01
0,03
0,1
0,3
0,5
1
3
10
14
30
70
100 X
3.5 O xyt nitơ
nồng độ, mg/m3
0,01
0,03
0,1
0,3
0,5
1
3
9
10
20
30
100
X Biểu thị bằng giá trị tương đương của dyoxyt nitơ

* Xem ghi chú ở trang 37 đến 41
Bảng 1 * ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích

3.6
Ô zôn
nồng độ, mg/m3

0,004
0,01
0,03
0,05
0,1
0,2
0,3
1
2
3
10
30
X

3.7
Amôniắc
nồng độ, mg/m3

0,3
1
3
10
35
175
X

3.8 Clo
nồng độ , mg/m3
0,001
0,01
0,1
0,3
0,6
1
3
X
3.9 Hy dro clo rit
nồng độ, mg/m3
0,001
0,01
0,1
0,5
1
5
x
3.10 Hy dro flo rit
nồng độ, mg/m3
0,001
0,003
0,01
0,03
0,1
2
X
3.11 Hy dro cacbon hữu cơ
nồng độ, mg/m3
X
Hiện tại không có độ tác hại nào

* Xem ghi chú ở trang 37 đến 41
Bảng 1 * ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích
4. Những cơ chất hoạt tính

4.1
Cát, kể cả sỏi
Khối lượng trên đ/vị thể tích, g/m3
0,01
0,03
0,1
0,3
1
3
4
10
X

Ngoài khối lượng trên đơn vị thể tích, sự phân bố kích thước hạt cũng rất quan trọng. Để bổ sung cho bản danh mục liên quan đến vấn đề này, hiện nay không có thông số hoặc tác hại nào

4.2
Bụi
X

Gồm các loại bụi khác nhau. Hiện nay không có quy tắc để phân loại. Trong một số trường hiợp, bụi hữu cơ( thí dụ sợi phíp) có thể cháy khi đưa vào các sản phẩm tỏa nhiệt. Sản phẩm cháy lúc đó có thể trở nên quan trọng.
4.2.1 Bụi lơ lửng
Khối lượng trên một đơn vị thể tích, mg/m3
0,01
0,2
0,4
4
5
15
20
X

4.2.2
Bụi cặn
Tỷ số đóng cặn, mg/(m2.h)
x

4.3
Bùn
nồng độ, kg/m3

X
Hiện tại không có độ tác hại nào

4.4 Bồ hóng
nồng độ, kg/m3
X
Hiện tại không có độ tác hại nào

Bảng 1 ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích
5. Những chất lỏng gây ô nhiễm

5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.9
Dầu động cơ
Dầu hộp số
Dầu thủy lực
Dầu biến thế
Dầu phanh
Chất lỏng làm mát
Mỡ
Nhiên liệu
Chất điện giải acu

x
x
x
x
x
x
x
x
x

Hiện tại không có độ tác hại nào. Bản danh mục này không phải là đầy đủ. Các chất lỏng từ 5-1 đến 5-9 có thể có các đặc tính khác nhau
6. Các điều kiện cơ học
6.1 Rung động

6.1.1
Rung tĩnh,
hình sin
Phổ loại A:
di chuyển đỉnh, s/mm
Gia tốc đỉnh, m2/s
fc = 9 Hz
2 Hz < f < 200 Hz
Phổ loại B:
di chuyển đỉnh, s s/mm
Gia tốc đỉnh, a m2/s
fc = 9 Hz
10 < Hz < f 500 Hz

Phhỏ loại C :
di chuyển đỉnh, s/mm
Gia tốc đỉnh, a1,m/s2
Gia tốc đỉnh, a2, m/s2
fc1 = 9 Hz fc2 =200 Hz
2 Hz < f < 500 Hz

P hổ loại D :
di chuyển đỉnh, 1,5 mm
Gia tốc đỉnh, a , m/s2
Tần số quá độ fc, Hz
2 Hz < f < 200 Hz
200 Hz

S a
0,3 1
0,7 2
1,5 5
3,5 10
7,5 20
10 30
15 50

s a
0,15 20
0,35 50
0,75 100
1 150

s a1 a2

3,3 10 15
7,5 20 40

a fc

D1 10 13
D2 20 18
D3 50 28
x
x

” Phổ ” trong 6.1.1 xin xem ghi chú 4 và hình vẽ 1
Tần số quá độ fc là tần số mà phổ thay đổi từ độ lớn di chuyển không đổi đến gia tốc đỉnh không đổi hoặc đến một đại lượng gia tốc đỉnh khác
Bảng 1 ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích

6.1.2
Rung tĩnh
ngẫu nhiên
Phổ loại G:
ASD1 thấp hơn 200 Hz (m/s2)2/Hz

ASD2 trên 200 Hz
(m/s2)2/Hz

2 Hz < f < 2000 Hz

Phổ loại H :

ASD (m/s2)2/Hz

20Hz < f < 2000 Hz
ASD1 ASD2

0,3 0,1

1 0,3
3 1

10 3
30 30
ASD
0,3
1
3
10
30

x
x
ASD : Tỷ trọng phổ gia tốc.
” Phổ ” trong 6.1.2 xin xem ghi chú 5 hình vẽ 2

6.1.
Rung không tĩnh, kể cả va đập
Phổ loại L :
Gia tốc đỉnh a, m/s2
Phổ loại I :
Gia tốc đỉnh a, m/s2
Phổ loại II :
Gia tốc đỉnh a, m/s2

Phổ loại III :
Gia tốc đỉnh a, m/s2

40
70
50
100
150
300
500
1000
100
250
300
1000

500
1500
3000
5000
10000

X

” Phổ ” trong 6.1.3 là phổ đáp ứng với sốc, xin xem ghi chú 6 hình vẽ 3

* Xin xem ghi chú ở trang 37 đến 41
Bảng 1 ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích

6.2
Rơi tự do
Chiều cao rơi, m

0,025
0,05
0,1
0,25
0,5
1
1,2
1,5
2,5
5
10

X
Hệ quả của sự rơi tự do còn phụ thuộc vào loại bề mặt mà sản phẩm rơi xuống. Mức tác hại phụ thuộc vào khối lượng.
6.3
Hậu quả của các vật thể ngoại lai
Năng lượng, J
1
3
10
30

X

6.4
Chuyển động góc, động học
goc/tần số , 0 / Hz
4/0,05
5/0,167
10/0,167
10/0,2
22,5/0,14
25/0,167
35/0,125
45/0,167

X
Lăn, ném và lệch

6.5
Độ lệch góc, tĩnh học
goc, 0

10
15

X
Đường nghiêng và đỉnh

6.6

Gia tốc ổn định
Gia tốc, m/s2

5
6
10
20
50
100
200
500
1000

X

* Xin xem ghi chú tại trang 37 đến 41

Bảng 1 ( tiếp theo )

STT
Yếu tố môi trường.
Thông số môi trường và đơn vị

Mức tác hại
(xem ghichú 1)
Mã hiệu điều kiện

A W S E Chú thích

6.7
Phụ tải tĩnh
áp xuất tải, kPa

0,1
0,3
1
3
5
10
30
100

X
6.8

Đổ ngã

X
Hiện khônng có thông số và mức tác hại nào
7 Nhiễu loạn điện từ

* Xin xem ghi chú tại trang 37 đến 41

CÁC GHI CHÚ LIÊN QUAN ĐẾN BẢNG 1

1. Không áp dụng các mức tác hại in nghiêng vào IEC 721-3.

2. A- Những điều kiện môi trường xung quanh – Không khí.
W- Những điều kiện môi trường xung quanh – Nước.
S – Những điều kiện cấu trúc công trình mà sản phẩm gắn vào.
E – Những điều kiện gây nên ảnh hưởng từ các nguồn bên ngoài.

3. Nồng độ các chất trong không khí thì tính bằng milligam trên mét khối, không chấp nhận việc dùng giá trị tính bằng phần triệu (ppm).

4. Dộ rung tĩnh tại, hình sin.

Độ rung được đặc trưng bằng chuyển động trên giao động ký (sự dịch chuyển, vận tốc hay gia tốc được biểu thị là hàm số theo thời gian ). Độ rung theo chu kỳ cũng có thể biểu thị bằng một phổ vạch cho biết biên độ của mỗi thành phần tần số. Sự phân loại ở đây được dựa trên giả thuyết là mỗi một thành phần tàn số có thể xuất hiện một cách tùy ý trong một giải tần số đã cho.

Thông thường là trong giải tần số thấp thì xuất hiện những gia tốc rất nhỏ, trong khi đó những dịch chuyển có thể lớn hơn. Trong giải tần số cao, thì xuất hiện gia tốc lớn hơn còn những dịch chuyển loại nhỏ hơn. Người ta dùng phổ chuẩn với độ dịch chuyển không đổi trong giải tần số thấp và với gia tốc không đổi trong giải tần số cao. Như hình 1 đã cho biết, người ta đã chọn những tần số quá độ sao cho phổ chuẩn A và C tương ứng với trường hợp độ rung động hiện rõ nhất bởi thành phần tần số thấp và phổ B và D tương ứng với trường hợp các thành phần tần số trung bình và cao hiện rõ.

Hình 1 – Phổ chuẩn đối với rung động hình sin.
5. Rung động tĩnh tại, hỗn loạn.

Rung động không chu kỳ (hỗn loạn) có thể được biểu thị bằng một phổ tần số liên tục. Trong trường hợp rung động hỗn loạn, không thể xác định biên độ gia tốc theo tần số được. Như vậy, loại rung động này được biểu thị bằng tổng số năng lượng trong mỗi một giải tần số. Để có được giá trị mà lại không phụ thuộc vào bề rộng của giải tần, ta có tỷ trọng phổ của gia tốc (ASD) là hàm số của tần số và được xác định theo :

S (f) = lim

Trong đó arms, f là giá trị trung bình bình phương của gia tốc trong giải tần số f
Hình 2 cho biết, người ta dùng hai phổ chuẩn cho tỷ trọng phổ của gia tốc, một phổ biểu thị bởi thành phần tần số thấp rất quan trọng, phổ kia biểu thị sự phân bố đều của năng lượng rung động.
Hình 2. Phổ chuẩn đối với rung động hỗn loạn.

6. Rung động không tĩnh tại, bao gồm cả va chạm.

Đối với rung động không tĩnh tại bao gồm cả va chạm, phương thức phù hợp nhất để biểu diễn nó là xác định phổ đấp ứng với các va chạm ” maximax ” không tắt dần bậc nhất.

Phụ lục B của IEC 68-2-27 mô tả chi tiết khái niệm về phổ đáp ứng với va chạm (phổ va chạm). Đối với các định nghĩa về rung động không tĩnh tại và các va chạm, cũng đã xử dụng ISO 2041 là tài liệu tham khảo.

Bốn phổ chuẩn được xử dụng trong hình 3.

L: Phổ chuẩn của những va chạm với thời gian dài và gia tốc đỉnh thấp.
I : Phổ chuẩn của những va chạm với thời gian dài và gia tốc đỉnh tương đối thấp
II : Phổ chuẩn của những va chạm với thời gian trung bình và gia tốc đỉnh trung bình
III : Phổ chuẩn của những va chạm với thời gian ngắn và gia tốc đỉnh cao.
Hình 3 Phổ chuẩn đáp ứng va chạm
( Phổ đáp ứng va chạm ma ximax bậc nhất )

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *