50(161) IEC 1990 22
IEC50161/ 22 / 4UY BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ (IEC)
ẤN PHẨM 50 (161) – 1985
TỪ NGỮ KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ
CHƯƠNG 161 – SỰ TƯƠNG HỢP ĐIỆN TỪ .
Download Tiêu chuẩn IEC 50-161
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI TỰA :
PHÂN ĐOẠN .
161-01 : Các khái niệm cơ bản .
161-02 – Các dạng sóng nhiễu loạn
161-03 Các thuật ngữ liên quan đến bảo vệ chống nhiễu
161-04 : Các đo lường
161-05 – Phân loại thiết bị
161-06 các thuật ngữ về bộ thuvà bộ phát
161-07 Các điều khiển công suất và các tổng trở lưới cung cấp
161-08 Các thay đổi điện áp và nhấp nháy
UỶ BAN KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ
TỪ NGỮ KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ
CHƯƠNG 161 – SỰ TƯƠNG HỢP ĐIỆN TỪ .
LỜI NÓI ĐẦU :
1/ Những quyết định và các thoả thuận chính thức của IEC vè những vấn đề kỹ thuật được chuẩn bị bởi các Uỷ ban kỹ thuật quốc gia quan tâm tới các vấn đề này, thể hiện trong khả năng lớn nhất có thể được, một thoả thuận Quốc tế về các vấn đề xem xét .
2/ Những quyết định này có dạng những khuyến nghị quốc tế và được thoả thuận như vậy bởi các Uỷ ban Quốc gia .
3/ Nhằm mục đích khuyến khích sự thống nhất Quốc tế, thể hiện sự mong muốn tất cả các Uỷ ban Quốc gia chấp nhận văn bản khuyến nghị của IEC trong những quy tắc Quốc gia của họ, trong chừng mực mà các điều kiện Quốc gia cho phép. Tất cả những khác nhau giữa khuyến nghị IEC và quy tắc Quốc gia tương ứng phải, trong chừng mực có thể được chỉ ra rõ ràng trong quy tắc Quốc gia .
LỜI TỰA .
Tiêu chuẩn này được soạn thảo bởi nhóm làm việc 161 của Uỷ ban nghiên cứu số 1 của IEC : Thuật ngữ quan hệ với Uỷ ban nghiên cứu số 77 của IEC của IEC : Sự tương hợp điện từ giữa các thiết bị điện bao gồm những lưới điện và CISPR : Uỷ ban Quốc tế đặc biệt về các nhiễu loạn vô tuyến điện, dưới trách nhiệm của TC1 .
Tiêu chuẩn này thay thế ấn phẩm 50(902)(1973) của IEC, Nó hình thành chương 161 của Từ ngữ kỹ thuật điện Quốc tế (IEV)
Văn bản của tiêu chuẩn này dựa trên các tài liệu sau :
Quy tắc Sáu tháng Báo cáo biểu quyết Thủ tục Hai tháng Báo cáo biểu quyết
1 1254
77(IEV161)(C0) 23
CISPR 360
1 1275
77 (IEV161)(C0) 24
CISPR 361
1 1276
77 (IEV161)(C0) 25
CISPR 362
1 1284
77 (IEV161)(C0) 29
CISPR 364
Thông tin đầy đủ về bỏ phiếu để chấp thuận tiêu chuẩn này có thể tìm thấy trong những báo cáo chỉ trong bảng trên.
CHƯƠNG 161 : TÍNH TƯƠNG HỢP ĐIỆN TỪ .
PHÂN ĐOẠN 161-01 : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .
161-01-01
(702-08-65)
Môi trường điện từ .
Tập hợp các hiện tượng điện từ tồn tại ở một vùng đã cho .
161-01-02
Tiếng ồn điện từ
Một hiện tượng điện từ thay đổi theo thời gian vè dáng vẻ bề ngoài không mang các thông tin và nó có thể xếp chồng lên hoặc kết hợp với một tín hiệu mong muốn .
161-01-03
Tín hiệu không mong muốn
Tín hiệu không ước vọng
Một tín hiệu có thể làm suy yếu sự tiếp nhận một tín hiệu mong muốn .
161-01-04
Tín hiệu nhiễu
Một tín hiệu làm suy yếu sự tiếp nhận một tín hiệu mong muốn .
161-01-05
Nhiễu loạn điện từ
Bất kỳ một hiện tượng điện từ nào có thể làm suy yếu tính năng làm việc của một thiết bị, trang bị hoặc hệ thống, hoặc ảnh hưởng bất lợi đến vật chất sinh động hoặc bất động
Ghi chú :
– Một nhiễu loạn điện từ có thể là một tiếng ồn điện từ, một tín hiệu không mong muốn hoặc một sự thay đổi của chính bản thân môi trường lan truyền .
161-01-06
Nhiễu điện từ
EMI (viết tắt)
Sự suy thoái tính năng làm việc của một trang thiết bị, kênh truyền hoặc hệ thống gây ra bởi một “nhiễu loạn điện từ”
Ghi chú :
-1- Từ ngữ tiếng Anh ” Interference” = “nhiễu”
và “disturbance” = ” nhiễu loạn”
thường được dùng một cách không phân biệt .
-2- Tiếng Pháp, thuật ngữ “perturbation electromagnétique “Nhiễu loạn điện từ” cũng được dùng với cùng nghiã “brouillage électromagnetique” = “nhiễu loạn điện từ”
-3- Tiếng Nga, thuật ngữ “Vozmusccnie” và “pomeha” thường được dùng chung với cùng nghĩa .
161-01-07
Tính tương hợp điện từ :
EMC (viết tắt)
Khả năng của một trang thiết bị hoặc hệ thống làm việc một cách thỏa mãn trong môi trường điện từ của nó và không gây ra các nhiễu loạn điện từ không cho phép đối với bất kỳ vật gì trong môi tỷường này
161-01-08
Sự phát xạ (điện từ)
Hiện tượng của một nguồn phát năng lượng điện từ ra phía ngoài .
161-01-09
Sự phát xạ sóng vô tuyến (trong truyền thông vô tuyến điện)
Các tín hiệu hoặc sóng vô tuyến điện được sản ra bởi một trạm phát vô tuyến điện
Ghi chú :
-1- Về mặt truyền thông vô tuyến điện thuật ngữ “émission” = ” Sự phát sóng” không nên dùng trong nghĩa chung hơn của “radio frequencyemission” “phát sóng tần số vô tuyến điện “. Ví dụ phần đó của năng lượng điện từ xuất phát từ bộ dao động tại chỗ của một máy thu rađiô được truyền ra khoảng không gian bên ngoài, là một sự phát bức xạ và không phải là phát sóng .
-2- Trong truyền thông vô tuyến điện, thuật ngữ tiếng Pháp “Emission” chỉ áp dụng cho sự bức xạ có ý định .
161-01-10
(702-02-07)
Bức xạ (điện từ)
1- Hiện tượng của một nguồn sản ra năng lượng dưới dạng các sóng điện từ ra không gian bên ngoài
2-Năng lượng được truyền trong không gian dưới dạng các sóng điện từ .
Ghi chú :
– Theo nghĩa mở rộng, thuật ngữ “electromagnetic radiation” “bức xạ điện từ” đôi khi cũng bao trùm cả hiện tượng cảm ứng .
161-01-11
Môi trường vô tuyến điện.
1- Môi trường điện từ trong dải tần số vô tuyến điện
2-Toàn bộ các trường điện từ được tạo ra tại một vùng đã cho bởi các trạm phát vô tuyến điện đang làm việc.
161-01-12
Tiếng ồn tần số vô tuyến điện(tần số)
Tiếng ồn điện từ có các thành phần trong dải tần số vô tuyến điện .
161-01-13
Nhiễu loạn tần số vô tuyến điện
Nhiếu điện từ có các thành phần trong dải tần số vô tuyến điện
161-01-14
Nhiễu tần số vô tuyến điện
RFI (viết tắt)
Sự suy giảm của tiếp nhận một tín hiệu mong muốn gây ra bởi sự nhiễu loạn tần số vô tuyến điện .
Ghi chú :
– Các tiếng Anh “interference” “nhiễu” và
“disturbance” ” nhiễu loạn” cũng được dùng không phân biệt
Thuật ngữ ” nhiễu tần số vô tuyến điện ” cũng được dùng chung cho một nhiễu loạn tần số vô tuyến điện hoặc một tín hiệu không mong muốn .
161-01-15
Nhiễu liên hệ thống
Nhiễu điện từ trong một hệ thống do một nhiễu loạn điện từ được sản ra bởi hệ thống khác .
161-01-16
Nhiễu trong nội bộ hệ thống
Nhiễu điện từ trong một hệ thống do một nhiễu loạn điện từ được sản sinh ra ngay chính trong cùng hệ thống đó .
161-01-17
Tiếng ồn tự nhiên .
Tiếng ồn điện từ có nguồn của nó trong hiện tượng tự nhiên và không phải được sinh ra bởi các thiết bị do chính con người làm ra .
161-01-18
Tiếng ồn nhân tạo :
Tiếng ồn điện từ có nguồn của nó ở trong các thiết bị do con người làm ra .
161-01-19
Sự suy thoái (của tính năng làm việc)
Độ lệch không mong muốn của các đặc tính làm việc của một thiết bị, một dụng cụ hoặc một hệ thống ra khỏi các đặc tính dự định .
Ghi chú :
– Thuật ngữ ” suy thoái ” có thể áp dụng cho một sự cố tạm thời hay vĩnh cửu .
161.01-20
Độ miễn cảm (với một nhiễu loạn )
Khả năng của một thiết bị, trang bị hoặc hệ thống làm việc không suy thoái khi có một nhiễu loạn điện từ .
161-01-21
Độ cảm (điện từ)
Sự không có khả năng của một thiết bị, trang bi hoặc hệ thống làm việc không suy thoái khi có một nhiễu loạn điện từ .
Ghi chú :
Độ cảm là một sự thiếu độ miễn cảm
161-01-22
Sự phóng tĩnh điện
ESD (viết tắt)
Một sự truyền điện tích giữa các vật thể có thế tĩnh điện khác nhau ở gần hoặc qua tiếp xúc trực tiếp .
PHÂN ĐOẠN 161-02 – CÁC DẠNG SÓNG NHIỄU LOẠN
161-02-01
(702-07-78)
Quá độ (tính từ hoặc danh từ)
Nói về một hiện tượng hoặc một đại lượng biến đổi giữa hai chế độ xác lập kế tiếp trong một khoảng thời gian tương đối ngắn theo thang đo của thời gian được xem xét .
161-02-02
Xung
Một biến đổi đột ngột trong một thời gian ngắn của một đại lượng vật lý và trở về nhanh chóng giá trị ban đầu của nó .
161-02-03
Xung đơn vị
Một xung mà, đối với một áp dụng đã cho, có thể được xem như một sự gần đúng với một hàm phân bố Dirac hoặc một xung đơn vị .
161-02-04
Xung ngắn hạn
Một xung một hướng có thời gian tương đối ngắn .
161-02-05
(702-03-05)
Thời gian tăng lên (của một xung)
Khoảng thời gian giữa các thời điểm mà tại các thời điểm này giá trị tức thời của một xung lần đầu đạt tới một giá trị thấp hơn quy định và rồi tới giá trị cao hơn quy định .
Ghi chú :
– Nếu không có điều quy định nào khác, các giá trị thấp hơn và cao hơn ở 10% và 90% của biên độ xung .
161-02-06
Tốc độ tăng :
Tốc độ trung bình của thay đổi theo thời gian trên một khoảng xác định các giá trị của một đại lượng, nghĩa là giữa 10% và 90% của giá trị đỉnh của nó .
161-02-07
Dãy (của xung và dao động )
Một chuỗi của một số hữu hạn của các xung riêng biệt hoặc một dao động có thời gian hữu hạn .
161-02-08
(702-08-07) Tiếng ồn xung
Tiếng ồn, tác động lên một trang thiết bị đã cho, xuất hiện như một chuỗi của các xung hoặc các quá độ riêng biệt.
161-02-09
Nhiễu loạn xung
Nhiễu loạn điện từ, tác động lên một thiết bị hoặc một thiết bị hoặc trang bị đã cho, xuất hiện như một chuỗi các xung hay các quá độ riêng biệt.
161-02-10
(702-08-09) Tiếng ồn liên tục
Tiếng ồn mà tác động của nó lên một thiết bị đã cho không thể phân thành một chuỗi các tác động riêng biệt .
161-02-11
Nhiễu liên tục
Nhiễu điện từ mà tác động của nó lên một thiết bị hoặc một dụng cụ đã cho không thể phân thành một chuỗi những tác động riêng biệt .
161-02-12
(702-08-10)
Tiếng ồn giả xung
Tiếng ồn tương đương với sự xếp chồng của tiếng ồn xung và tiếng ồn liên tục
161-02-13
Nhiễu không liên tục
Nhiễu điện từ sinh ra trong một số khoảng thời gian nào đó được tách ra bằng các khoảng không có nhiễu
161-02-14
(702-08-38) Tiếng ồn ngẫu nhiên
Tiếng ồn mà những giá trị của nó ở các thời điểm đã cho không dự đoán trước được.
161-02-15
Tiếng gõ
Một nhiễu điện từ mà khoảng thời gian đo được trong những điều kiện xác định không được vượt quá một giá trị đã quy định .
161-02-16
Nhịp gõ
Số tiếng gõ (lách tách) trên một đơn vị thời gian, thường là trong một phút, mà số tiếng gõ này vượt quá một mức quy định .
161-02-17
SĐ 101-04-38
Thành phần cơ bản
Thành phần bậc 1 của chuỗi Fourier của một đại lượng chu kỳ
161-02-18
Thành phần sóng hài
Thành phần có bậc lớn hơn 1 của chuỗi Fourier của một đại lượng chu kỳ .
161-02-19
Số sóng hài
Bậc sóng hài
Số nguyên bằng tỷ số của tần số của một sóng hài với tần số của sóng cơ bản .
161-02-20
Tỷ số sóng hài bậc n
Tỷ số của giá trị hiệu dụng của sóng hài bậc n với giá trị hiệu dụng của sóng cơ bản .
161-02-21
(SĐ 101-04-042)
Tổng các sóng hài bậc cao
Đại lượng thu được bằng cách lấy một đại lượng xoay chiều trừ đi thành phần sóng cơ bản
161-02-22
(MOD 131-03-03)
Hệ số sóng cơ bản
Tỷ số của giá trị hiệu dụng của sóng cơ bản với giá trị hiệu dụng của một đại lượng xoay chiều .
161-02-23
(MOO 131-03-04)
Hệ số sóng hài (Tổng)
Tỷ số của giá trị hiệu dụng của tổng các sóng hài bậc cao với giá trị hiệu dụng của một đại lượng xoay chiều .
161-02-24
(101-04-34) Đập mạch
Chỉ áp dụng cho một đại lượng chu kỳ có giá trị trung bình khác không
161-02-25
(MOD 131-03-09)
Thành phần gợn sóng
Thành phần xoay chiều
Đại lượng thu được bằng cách lấy một đại lượng dập mạch trừ đi thành phần một chiều
161-02-26
(MOD 131-03-14)
Hệ số gợn sóng đỉnh .
Tỷ số của giá trị đỉnh của thành phần xioay chiều so với giá trị tuyệt đối của thành phần một chiều của một đại lượng dập mạch .
161-02-27
(MOD 131-03-13)
Hệ số gợn sóng hiệu dụng
Tỷ số của giá trị hiệu dụng của phân lượng gợn sóng so với giá trị tuyệt đối của thành phần một chiều của một đại lượng xung động .
PHÂN ĐOẠN 161-03
CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ CHỐNG NHIỄU
161-03-01
(702-02-09)
Mức (của một đại lượng biến đổi theo thời gian)
Giá trị trung bình hoặc giá trị khác đã được chỉnh cho cân bằng của một đại lượng biến đổi theo thời gian, như một công suất hoặc một cường độ trường, được đánh giá theo một cách đã xác định trong suốt một khoảng thời gian quy định .
Ghi chú :
– Mức của một đại lượng có thể được biểu thị bằng các đơn vị lôgarit, ví dụ như bằng đê-xi-bel đối với một giá trị tham khảo .
161-03-02
Nhiễu được truyền bằng lưới cấp điện
Nhiễu điện từ được truyền cho một thiết bị qua dây dẫn nối nó với lưới cấp điện .
161-03-03
Miễn cảm đối với lưới cấp điện
Sự miễn cảm với các nhiễu được truyền bởi lưới cấp điện .
161-03-04
Hệ số tháo ghép lưới cấp điện .
Tỷ số của một điện áp được đặt vào một điểm quy định của lưới cung cấp điện so với điện áp tương ứng được đặt tại một cổng đầu vào của một thiết bị mà điện áp tương ứng này cũng sinh ra cùng một hậu quả gây nhiễu cho thiết bị đó .
161-03-05
Bức xạ của vỏ bọc
Bức xạ của một vỏ bọc chứa thiết bị để loại trừ bức xạ do ăng ten hoặc những dây cáp nối với thiết bị .
161-03-06
Độ miễn cảm nội
Khả năng của một thiết bị, trang bị hoặc hệ thống làm việc không suy thoái khi có nhiễu điện từ ở các cực đầu vàobình thường của nó hoặc các ăng- ten .
161-03-07
Độ miễn cảm ngoại
Khả năng của một thiết bị, trang bị hoặc hệ thống làm việc không suy t thoái khi có nhiễu điện từ khác với các nhiễu xuất hiện ở các cực đầu vào bình thường của nó hoặc các ăng-ten .
161-03-08
Giơí hạn của nhiễu loạn
Mức cực đại cho phép của các nhiễu điện từ, như đã đo được trong các điều kiện quy định .
161-03-09
Giới hạn của nhiễu
Sự suy thoái cực đại cho phép làm việc của một thiết bị, trang bị hoặc hệ thống do một nhiễu điện từ .
Ghi chú :
1- Do sự khó khăn về đo lường nhiễu trong nhiều hệ thống thường thường thuật ngữ “limit of interference” “giơí hạn của nhiễu” được dùng trong tiếng Anh thay thế “limit of disturbance” “giơí hạn của nhiễu loạn”.
2- Trong tiếng Nga “norma na pomehu” được dùng thay thế cho thuật ngữ
“norma na vozmuscenie”
161-03-10
Mức tương hợp (điện từ)
Mức nhiễu loạn điện từ cực đại quy định được coi là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một trang bị, thiết bị hoặc hệ thống vận hành trong các điều kiện đặc biệt .
Ghi chú :
– Trong thực tế mức tương hợp điện từ không phải là một mức cực đại tuyệt đối nhưng có thể vượt quá với một xác xuất nhỏ .
161-03-11
Mức phát xạ ( của một nguồn gây nhiễu )
Mức của một nhiễu loạn điện từ được phát xạ từ một trang bị, một thiết bị hoặc một hệ thống đặc biệt, được đo bằng một phương pháp đã được quy định .
161-03-12
Giơí hạn phát xạ ( của một nguồn gaay nhiễu )
Mức phát xạ cực đại được quy định của một nguồn nhiễu loạn điện từ .
161-03-13
Mức dự trữ phát xạ
Hiệu số giữa mức tương hợp điện từ với giới hạn phát xạ đối với một trang thiết bị, một thiết bị hoặc một hệ thống .
161-03-14
Mức miễn cảm (điện từ)
Mức cực đại của một nhiễu loạn điện từ đã cho, xảy ra trên một trang bị, một thiết bị hoặc một hệ thống đặc biệt mà đối với mức này, trang bị, thiết bị và hệ thống còn giữ được khả năng vận hành ở một mức hoạt động yêu cầu .
161-03-15
Giơí hạn miễn cảm
Mức miễn cảm cực tiểu được quy định
161-03-16
Mức dự trữ miễn cảm
Hiệu số giữa giới hạn miễn cảm của một trang bị, một thiết bị hoặc một hệ thống và mức tương hợp điện từ .
161-03-17
Mức dự trữ tương hợp (điện từ)
Hiệu số giữa mức miễn cảm của một trang bị, một thiết bị hoặc một hệ thống và giới hạn phát xạ từ nguồn nhiễu loạn đó .
161-03-18
Hệ số ghép nối
Tỷ số của một đại lượng điện từ, thường là điện áp hoặc dòng, xuất hiện ở một vị trí xác định của một mạch đã cho với đại lượng tương ứng ở một vị trí xác định trong mạch điện đó mà từ mạch điện này năng lượng được truyền tải bằng ghép nối .
Ghi chú :
– Thuật ngữ “ghép nối – coupling” được định nghĩa trong các chương 131 và 726 .
161-03-19
Đường dẫn (bước) ghép nối
Một đường qua đó một phần hoặc tất cả năng lượng điện từ từ một nguồn quy định được truyền tới một mạch hoặc một trang bị khác .
161-03-20
Nhiễu do ghép nối với đất .
Nhiễu điện từ do từ một nhiễu loạn điện từ được nối ghép từ một mạng này sang một mạng khác qua một đất chung hoặc qua đường trở về đất .
161-03-21
Cuộn cảm nối đất
Một cuộn cảm được đấu nối tiếp với một vật dẫn nối đất của một thiết bị ,
161-03-22
Chống nhiễu lọan
Một tác động dùng để làm giảm hoặc khử các nhiễu loạn điện từ .
161-03-23
Chống nhiễu .
Một t ác động dùng để làm giảm hoặc khử các nhiễu điện từ .
161-03-24
Thiết bị khử nhiễu (bộ triệt tạp âm)
Phần tử khử tạp âm
Một trang bị dùng để khử nhiễu lọan
161-03-25
(151-01-13) Màn chắn
Một trang bị dùng để làm giảm sự xâm nhập của một trường vào một vùng đã được xác định .
161-03-26
(151-01-16)
Màn chắn điện từ
Một màn chắn bằng vật liệu dẫn dùng để làm giảm sự xâm nhập của một trường điện từ biến đổi trong một vùng đã được xác định .
PHÂN ĐOẠN 161-04 : CÁC ĐO LƯỜNG
161-04-01
Điện áp nhiễu loạn
Điện áp nhiễu (interference voltage – không dùng trong nghĩa này)
Điện áp được sinh ra giữa hai điểm trên hai dây (vật) dẫn tách biệt bởi một nhiễu loạn điện từ, được đo dưới các điều kiện quy định .
161-04-02
Cường độ trường nhiễu loạn .
Cường độ trường nhiễu (interference field stength (không dùng trong nghĩa này). Cường độ trường được sinh ra bởi một nhiễu loạn điện từ ở một vị trí đã cho, được đo dưới các điều kiện quy định .
161-04-03
Công suất nhiễu loạn
Công suất nhiễu (interference power – không dùng trong nghĩa này)
Công suất nhiễu loạn điện từ, được đo dưới các điều kiện quy định .
161-04-04
Tổng trở nhiễu
Một tổng trở có giá trị quy định được dùng trong việc tính toán hoặc đo một nhiễu loạn điện từ gây ra bởi một thiết bị .
161-04-05
Lưới điện lực giả định
Một lưới điện được đặt xen vào trong một mạch cung cấp điện năng của một thiết bị được thử nghiệm dùng để cung cấp, một tổng trở tải quy định để đo các điện áp nhiễu loạn trong dải tần số đã cho và lưới điện này có thể cách ly thiết bị khỏi lưới cung cấp trong dẫy tần số đó .
161-04-06
Lưới denta ()
Một lưới điện lực giả định cho phép đo tách biệt điện áp đối xứng và không đối xứng trong mạch một pha .
161-04-07
Lưới hình V
Một lưới điện lực giả định cho phép đo tách biệt các điện áp giữa từng dây dẫn với đất .
Ghi chú :
– Các lưới hình V có thể được thiêt kế để áp dụng cho các lưới có bất kỳ số dây dẫn nào .
161-04-08
Điện áp theo kiểu so lệch – Điện áp đối xứng .
Điện áp giữa hai dây dẫn bất kỳ đã cho của một bộ dây dẫn .
161-04-09
Điện áp theo kiểu chung
Điện áp không đối xứng
Trung bình của các điện áp phasor (điện áp phức) xuất hiện giữa từng dây dẫn với một qui chiếu xác định, thường là đất hoặc khung kết cấu .
161-04-10
Chuyển đổi theo kiểu chung
Việc sản sinh ra một điện áp theo kiểu so lệch để đáp ứng một điện áp theo kiểu chung .
161-04-11
Điện áp đối xứng ở đầu cực.
Điện áp đối xứng được đo bằng một lưới đenta ở các đầu cực xác định.
161-04-12
Điện áp không đối xứng ở đầu cực .
Điện ápkhông đối xứng được đo bằng một lưới đenta ở các đầu cực xác định .
161-04-13
Điện áp đầu cực ở lưới hình V
Điện áp đầu cực được đo giữa một dây dẫn điện và đất , trong một lưới hình V
161-04-14
Tổng trở chuyền (của một mạch có màn chắn)
Thương số của điện áp xuất hiện giữa hai điểm xác định trong một mạch có màn chắn với dòng trong một tiết diện ngang được xác định của màn chắn .
161-04-15
Tổng trở chuyền bề mặt(của một đường dây đồng trục)
Thương của điện áp được cảm ứng trong dây dẫn tâm của một đường dây đồng trục theo đơn vị chiều dài với dòng trên bề mặt ngoài của đường đồng trục đó.
161-04-16
Công suất bức xạ hiệu dụng (của bất kỳ trang bị nào theo một hướng đã cho)
Công suất yêu cầu ở đầu vào của một ăng ten tham chiếu không có tổn thất để sản ra, trong một hướng đã cho ở bất kỳ khoảng cách xác định nào , cùng một mật độ thông lượng công suất như công suất được bức xạ bởi một trang bị đã cho .
Ghi chú :
– Đối với ITU và trong chương 712, thuật ngữ “công suất bức xạ hiệu dụng” bị giới hạn ở trường hợp ở đó ăng-ten tham chiếu là một lưỡng cực nửa sóng.
161-04-17
Hằng số thời gian nạp điện (của một bộ tách sóng )
Thời gian cần thiết, sau khi đặt tức thời một điện áp hình sin vào đầu vào ở tần số vận hành được chọn của nó, để cho điện áp đầu ra của một bộ phát hiện đạt tới (1-1/c) giá trị của nó ở chế độ xác lập
161-04-18
Hằng số thời gian phóng điện (của 1 bộ tách sóng )
Thời gian cần thiết để cho điện áp đầu ra của một bộ phát hiện rơi xuống 1/e giá trị ban đầu của nó, sau khi cắt tức thời điện áp đầu vào hình sin.
161-04-19
Hằng số thời gian cơ [của một dụng cụ chỉ thị ]
Thương số của chu kỳ giao động tự do của một dụng cụ chỉ thị với 2II
Ghi chú :
– Giao động tự do được đặc trưng bởi sự chuyển động xảy ra không có bất
kỳ giao động tắt dần nào .
161-04-20
Hệ số quá tải (của một bộ thu)
Tỷ số của biên độ cực đại của một tín hiệu đầu vào hình sin với giá trị tương ứng độ lệch hết thang đo của dụng cụ (đồng hồ) chỉ thị, đối với biên độ cực đại này thì các đặc tính biên độ/biên độ của các mạchở ngay trước bộ tách sóng của một bộ thu không tách khỏi tính đường thẳng qúa 1dB .
161-04-21
Bộ tách sóng giả đỉnh (gần như đỉnh)
Một bộ tách sóng có các hằng số thời gian nạp và phóng điện xác định và khi áp vào nó một dẫy các xung đồng nhất cách nhau đều đặn thì nó cung cấp một điện áp đầu ra là một phân số của các giá trị đỉnh của các xung, phân số này có xu thế tăng tới đơn vị khi tần số lặp lại tăng .
161-04-22
Vôn kế giả đỉnh(gần như đỉnh)
Một tổ hợp của một bộ tách sóng gần đỉnh ghép nối với một dụng cụ đo chỉ thị có một hằng số thời gian cơ xác định .
161-04-23
Đặc tính đáp ứng xung (của một vôn kế tựa đỉnh)
Một quan hệ giữa sự chỉ thị của một vôn kế tựa đỉnh với tần số lặp lại của một dẫy xung đồng nhất được lặp lại đều đặn .
161-04-24
Bộ tách sóng đỉnh
Một bộ tách sóng có điện áp ra của nó là một giá trị đỉnh cuả 1 tín hiệu được đặt vào .
161-04-25
Bộ tách sóng hiệu dụng
Một bộ tách sóng có điện áp ra của nó là một giá trị hiệu dụng (r.m.s) của một tín hiệu được đặt vào .
Ghi chú : Giá trị hiệu dụng phải được lấy trong một khoảng thời gian quy định
161-04-26
Bộ tách sóng trung bình
Một bộ tách sóng có điện áp ra là giá trị trung bình của đường bao của một tín hiệu đặt vào .
Ghi chú:
– Giá trị trung bình phải được lấy qua một khoảng thời gian xác định .
161-04-27
Tay giả ( tay nhân tạo )
Một lưới điện mô phỏng tổng trở của thân thể con người tồn tại giữa một thiết bị điện cầm tay và đất, trong các điều kiện vận hành trung bình .
161-04-28
Nơi thử nghiệm (phát xạ)
Một nơi đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cho việc đo lường chính xác, dưới các điều kiện xác định, các trường điện từ được phát ra bởi một thiết bị đang thử nghiệm .
161-04-29
Bộ lọc (1/4 sóng) chặn
Một tập hợp cấu trúc đồng trục di động điều chỉnh được đặt xung quanh một dây (vật) dẫn để giới hạn chiều dài phát xạ của dây (vật) dẫn đó ở một tần số đã cho.
Ghi chú :
– Bộ lọc phần tư sóng chặn là một trường hợp riêng của “cuộn cản phần tư sóng” được định nghĩa trong chương 12 .
161-04-30
Kẹp hấp thụ
Một trang bị đo lường có thể di động được dọc theo chiều dài các dây dẫn cung cấp điện của một thiết bị điện gia đình hoặc tương tự và dùng để đánh giá công suất tần số vô tuyến điện (công suất cao tần) cực đại được phát ra bởi thiết bị hoặc trang bị đó .
161-04-31
Đường dây dải băng
Một đường truyền tải thích hợp gồm có hai tấm song song giữa chúng có một sóng được truyền theo kiểu điện từ ngang để sinh ra một trường xác định cho các mục đích thử nghiệm .
161-04-32
Ngăn sóng TEM ( ngăn sóng điện từ ngang )
Một hệ thống được bọc kín, thường là một đường dây đồng trục hình chữ nhật, trong đó một sóng được lan truyền theo kiểu điện từ ngang để sinh ra một trường xác định cho các mục đích thử nghiệm .
161-04-33
Đèn giả định .
Một trang bị mô phỏng tổng trở tần số vô tuyến điện (cao tần) của một đèn huỳnh quang và được cấu tạo sao cho nó có thể thay thế đèn huỳnh quang bằng một cái đèn thắp sáng dùng cho mục đích đo tổn thất khi xen đèn này vào .
161-04-34
Bộ cân bằng (bộ đối xứng)
Một trang bị biến đổi một điện áp không cân bằng thành một điện áp cân bằng hoặc ngược lại .
[ Balun (BALanced to UNbalanced)-LND]
161-04-35
Đầu dò dòng
Một trang bị để đo dòng trong một dây dẫn không phải ngắt điện dây dẫn và không đưa một tổng trở đáng kể vào các mạch được liên kết .
161-04-36
Mặt phẳng đất (tham chiếu)
Một bề mặt dẫn phẳng mà điện thế của nó được dùng làm chuẩn
161-04-37
Lồng Faraday – Bao chắn – phòng được bao che
Một mạng lưới hoặc một bao bằng lá kim loại mỏng được dùng để tách biệt môi trường bên trong với bên ngoài về điện từ .
PHÂN ĐOẠN 161-05 – PHÂN LOẠI THIẾT BỊ
161-05-01
ISM (bộ định tính)
Chỉ một thiết bị hoặc một trang bị được dùng để sinh ra hoặc sử dụng, trong một không gian thu hẹp, năng lượng tần số vô tuyến điện cho các mục đích công nghiệp, khoa học, y học, gia đình hoặc tương tự, trừ các áp dụng trong lĩnh vực viễn thông .
Các ghi chú:
1- Chữ viết tắt ISM bắt nguồn từ “industrial, scientific và medical – công nghiệp, khoa học và y học .
2- Trong một số cơ cấu, thiết bị công nghệ thông tin được loại trừ .
161-05-02
Thiết bị đốt nóng tần số vô tuyến điện (cao tần)
Thiết bị ISM được thiết kế để sinh ra một hiệu ứng đốt nóng bằng cách sử dụng năng lượng tần số vô tuyến
161-05-03
Dải tần ISM
Một dải tần được giành cho việc sử dụng thiết bị ISM .
161-05-04
(CISPR 22) Thiết bị công nghệ thông tin
ITE (viết tắt)
Thiết bị được thiết kế cho mục đích về :
a) Thu dữ liệu từ nguồn bên ngoài (như một đưòng dây đầu vào dữ liệu hoặc qua một bàn điều khiển) .
b) Thực hiện một số chức năng xử lý trên dữ liệu thu được (như tính toán, biến đổi dữ liệu hoặc ghi lại, tập hợp , lựa chọn, lưu trữ, truyền dữ liệu).
c) Cung cấp các dữ liệu đầu ra (hoặc là tới thiết bị khác hoặc là bằng tạo lại dữ liệu hoặc hình ảnh ).
Ghi chú :
– Định nghĩa này bao gồm các bộ hoặc các hệ thống điện và điện tử phát ra chủ yếu các xung điện hoặc điện tử chu kỳ nhị phân dưới dạng bội và các bộ và các hệ thống điện và điện từ này được dùng để để thực hiện các chức năng sử lý dữ liệu ví dụ như sử lý văn bản , tính toán điện tử, biến đổi dữ liệu, ghi lại, lựa chọn, lưu trữ, tìm kiếm và truyền và tái tạo dữ liệu dưới dạng hinh ảnh cũ .
PHÂN ĐOẠN 161-06
CÁC THUẬT NGỮ VỀ BỘ THUVÀ BỘ PHÁT .
161-06-01
(RR 139) Phát tạp (của một đài phát vô tuyến điện)
Phát vô căn cứ .
Sự phát trên một tần số hoặc các tần số ra ngoài dải tần cần thiết và mức dải tần này có thể bị giảm không ảnh hưởng gì đến sự truyền tin tương ứng. Các phát tạp bao gồm các phát sóng hài, các phát nhiễu , các thành phần biến điện tương hỗ và các thành phần đổi tần nhưng trừ các phát ngoài dải tần .
Ghi chú :
1. Dải tần cần thiết được xác định trong quy tắc vô tuyến điện truyền thông 146 .
2. Từ tiếng ANH ” emission ” phát xạ được dùng ở đây có nghĩa như trong định nghĩa 161-01-09
161-06-02
( RR138) Phát ngoài dải tần
Việc phát trên một tần số hoặc các tần số nằm ngoài dải tần cần thiết nhưng lại sát ngay cạnh dải tần này, do một quá trình biến điệu, trừ các phát tạp .
161-06-03
Tỷ số tín hiệu trên nhiếu loạn
Tỷ số của mức tín hiệu có ích với mức nhiễu loạn điện từ, được đo dưới các điều kiện xác định .
Ghi chú :
– Thuật ngữ “Tỉ số tín hiệu/nhiễu tạp” không được dùng cho nghĩa của
“tỉ số tín hiệu/nhiễu loạn”
161-06-04
Tỷ số tín hiệu trên tiếng ồn ,
Tỷ số của mức tín hiệu có ích với mức tiếng ồn điện từ được đo dưới các điều kiện xác định .
161-06-05
Tỷ số bảo vệ
Giá trị cực tiểu của tỷ số tín hiệu trên nhiễu loạn được yêu cầu để đạt được một chỉ tiêu chất lượng của một trang bị hoặc một thiết bị .
161-06-06
Tần số tạp
Tần số của một nhiễu loạn điện từ ở đo một thiết bị đã cho có thể cung cấp một sự đáp ứng không mong muốn
Ghi chú :
– Trong trường hợp của một bộ thu được điều chỉnh tới tần số f0, thì có thể có nhiều tần số đáp ứng tạp fs có thể được tìm thấy từ công thức sau :
1
fS = ( nfL fi )
m
Hoặc : f0
fS =
h
ở đây : fL = Tần số của bộ giao động nội tại (tại máy)
fi = Tần số trung gian
m, n, h = Các số nguyên
161-06-07
Độ suy yếu trên tần số tạp
Tỷ số của mức của một tín hiệu xác định ở một tần số đáp ứng tạp và mức tín hiệu này sinh ra một công suất đầu ra được xác định của một bộ thu, với mức tín hiệu có ích sinh ra cùng một công suất đầu ra đó .
161-06-08
(702-08-24)
Giao động tạp
Một giao động không có ích được sinh ra trong một thiết bị ở một tần số độc lập cả với các tần số vận hành lẫn các tần số liên quan tới việc phát sinh các dao động mong muốn .
161-06-09
(702-01-04)
Bề rộng dải (dải tần số) (của một thiết bị)
Bề rộng của một dải tần số qua đó một đặc tính đã cho của một thiết bị hoặc một kênh phát không khác với giá trị tham chiếu của nó hơn một lượng được quy định về giá trị tuyệt đối hoặc tương đối .
Ghi chú :
– Đặc tính đã cho này có thể là, chẳng hạn, đặc tính biên độ/tần số, đặc tính pha/tần số hoặc đặc tính thời gian lan truyền/tần số .
161-06-10
Bề rộng dải tần (của một phát xạ hoặc một tín hiệu)
Bề rộng của một dải tần số mà ngoài dải này thì mức của bất kỳ thành phần phổ nào không vượt quá 1% quy định của một mức tham chiếu .
161-06-11
Phát xạ dải rộng
Một phát xạ có một dải tần lớn hơn dải tần của một thiết bị đo hoặc bộ thu đã cho .
161-06-12
Thiết bị dải rộng .
Một thiết bị mà bề rộng của dải như thế nào để có thể thu và xử lý tất cả các thành phần phổ của một phát xạ đã cho .
161-06-13
Phát xạ dải hẹp
Một phát xạ có một bề rộng dải thấp hơn dải tần của một bộ thu hoặc của một thiết bị đo đã cho .
161.06-14
Thiết bị dải hẹp
Một thiết bị mà dải tần của nó như thế nào để có thể thu và xử lý chỉ một phần các thành phần phổ của một phát xạ đã cho .
161-06-15
Độ chọn lọc
Một khả năng hoặc một việc đo khả năng của một bộ thu để phân biệt giữa tín hiệu có ích đã cho với các tín hiệu không mong muốn
161.06-16
Độ chọn lọc hiệu quả .
Độ chọn lọc dưới các điều kiện riêng đã được xác định như là khi các mạch đầu vào của bộ thu bị quá tải
161-06-17
Độ chọn lọc kênh liền kề
Độ chọn lọc được đo với một khoảng cách tín hiệu bằng khoảng cách kênh ,
161-06-18
Độ giảm nhậy
Việc giảm tín hiệu đầu ra có ích của một bộ thu gây ra bởi một tín hiệu không mong muốn
161-06-19
Biến điệu chéo
Biến điện sóng mang của một tín hiệu cần thiết bằng một tín hiệu không mong muốn , được sinh ra bởi sự tương tác của các tín hiệu trong các thiết bị, các lưới điện hoặc môi trường truyền (phương tiện) không đường thẳng .
161-06-20
(702-07-64)
Biến điệu tương hỗ
Sự tương tác, trong một thiết bị hoặc trong một môi trường truyền không đường thẳng, giữa các thành phần phổ của một hoặc nhiều tín hiệu đầu vào, tạo ra ở đầu ra các thành phần mới mà các tần số là các tổ hợp đường thẳng có các hệ số nguyên của các tần số của các thành phần đầu vào .
Ghi chú :
Sự biến điệu tương hỗ có thể được sinh ra chỉ từ một tín hiệu đầu vào không hình sin hoặc với nhiêù tín hiệu hình sin hoặc không hình sin, được đặt vào cùng một đầu vào hoặc các đầu vào khác nhau .
161-06-21
Tỷ số loại trừ tần số trung gian
Tỷ số của mức của một tín hiệu xác định ở bất kỳ tần số trung gian nào được dùng trong một bộ thu với mức của một tín hiệu có ích sinh ra cùng công suất đầu ra được xác định
161-06-22
Tỷ số loại trừ kênh bóng (ảnh)]
Tỷ số của mức của một tín hiệu được xác định ở tần số bóng của một bộ thu với mức của một tín hiệu ở tần số điều hưởng, sinh ra cùng công suất đầu ra .
161-06-23
Phương pháp một tín hiệu
Một phương pháp đo lường trong đó sự đáp ứng của một bộ thu tới một tín hiệu không mong muốn được đo khi không có tín hiệu có ích ,
161-06-24
Phương pháp hai tín hiệu .
Một phương pháp đo lường xác định sự đáp ứng của một bộ thu tới một tín hiệu không cần thiết khi có tín hiệu cần thiết .
Ghi chú :
Đối với phương pháp này, thủ tục thử nghiệm chi tiết và tiêu chuẩn để sử dụng phải được xác định cho mỗi loại bộ thu được thử nghiệm .
PHÂN ĐOẠN 161-07
CÁC ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT VÀ CÁC TỔNG TRỞ LƯỚI CUNG CẤP
161-07-01
Điều khiển công suất đầu vào .
Việc điều chỉnh công suất điện được cấp vào một thiết bị, một máy hoặc một hệ thống để đạt được các đặc tính vận hành mong muốn .
161-07-02
Điều khiển công suất đầu ra
Việc điều chỉnh công suất điện được cấp từ một thiết bị, một máy hoặc một hệ thống để đạt được các đặc tính vận hành mong muốn .
161-07-03
Điều khiển đóng/cắt chu kỳ
Một điều khiển công suất được thực hiện bằng việc đóng cắt một cách lặp đi lặp lại việc cấp điện cho một thiết bị .
161-07-04
Chương trình (của một hệ thống điều khiển)
Một tập hợp các tín hiệu điều khiển và thông tin cần thiết để thực hiện một dẫy các thao tác đã xác định .
161-07-05
Điều khiển đa chu kỳ (bằng các nửa chu kỳ)
Việc điều khiển một thiết bị điện trong đó làm thay đổi tỷ số giữa các nửa
chu kỳ dẫn dòng với số các nửa chu kỳ không dẫn dòng .
Ghi chú :
Các tổ hợp khác nhau của các thời gian dẫn và không dẫn dòng cho phép, chẳng hạn, làm biến đổi công suất trung bình tiêu thụ bởi một thiết bị của người tiêu thụ .
161-07-06
Điều khiển đa chu kỳ đồng bộ .
Điều khiển đa chu kỳ trong đó các thời điểm bắt đầu và ngừng của các khoảng thời gian dẫn dòng đưọc đồng bộ hoá với các giá trị tức thời của điện áp đường dây
161-07-07
Điều khiển bằng cách mở hàng loạt
Một điều khiển đa chu kỳ đồng bộ trong đó thời điểm khởi động đựơc đồng bộ hoá ở điện áp zêrô và dòng chạy trong một số nguyên của các nửa chu kỳ đầy đủ .
Ghi chú :
Điều khiển này chỉ được dùng với các phụ tải điện trở .
161-07-08
Điều khiển pha tổng quát hóa
Quá trình thay đổi, trong 1 chu kỳ hoặc nửa chu kỳ của điện áp cung cấp, khoảng thời gian hoặc các khoảng thời gian trong đó có dòng chạy
161-07-09
Điều chỉnh pha
Một quá trình thay đổi, trong một chu kỳ hoặc nữa chu kỷ của điện áp cuhg cấp, thời điểm ở đó việc dẫn dòng bắt đầu; trong quá trình này, việc dẫn dòng sẽ ngừng tại hoặc gần lúc dòng qua zero .
Ghi chú :
Điều chỉnh pha là một trường hợp đặc biệt của việc điều chỉnh pha tổng quát hóa
161-07-10
Góc trễ
Một góc pha đo sự trễ của lúc bắt đầu dẫn dòng trong một điều chỉnh pha.
Ghi chú :
Góc trễ có thể không đổi hoặc biến đổi và không cần thiết phải như nhau đối với các nửa chu kỳ dương và âm
161-07-11
Điều khiển đối xứng (1pha)
Việc điều khiển bởi một thiết bị được thiết kế để tác động theo một kiểu đồng nhất trên các nửa chu kỳ dương và âm của một điện áp hay dòng xoay chiều .
Ghi chú :
Trong việc đo mà ở đó nguồn đầu vào cung cấp các nửa chu kỳ dương hoặc âm đồng nhất thì :
– Việc điều khiển pha phổ cập là đối xứng nếu dạng sóng dòng là giống nhau đối với cả nửa chu kỳ dương và âm .
– Việc điều khiểu đa chu kỳ là đỗi xứng nếu trong vòng từng chu kỳ dẫn, số các nửa chu kỳ dương và âm bằng nhau .
161-07-12
Điều khiển không đối xứng (1 pha)
Việc điều khiển bởi một thiết bị được thiết kế để tác động theo một kiểu khác nhau trên các nửa chu kỳ dương và âm của một điện áp hoặc dòng xoay chiều .
Ghi chú :
1/ Việc điều khiển pha tổng quát hóa là không đối xứng nếu dạng sóng dòng là không giống nhau đối với các nưả chu kỳ dương và âm.
2/ Việc điều khiển đa chu kỳ là không đối xứng nếu trong vòng từng chu kỳ dẫn, số các nửa chu kỳ dương và âm là không băng nhau .
161-07-13
Chu kỳ
Một dẫy đầy đủ các trạng thái hoặc các giá trị, qua đó một hiện tượng hoặc một đại lượng đi qua theo một thứ tự lặp lại đã cho .
161-07-14
Chu kỳ vận hành
Một dẫy các thao tác, có thể được lặp lại theo ý muốn hoặc tự động .
161-07-15
PRC (viết tắt)
Điểm đấu nối chung với lưới điện công cộng
Điểm nằm trên lưới cung cấp điện công cộng, gần nhất về điện với trang bị của hộ tiêu thụ riêng biệt, và ở đó các trang bị khác của hộ tiêu thụ được, hoặc có thể được đấu vào .
161-07-16
Tổng trở lưới điện cung cấp .
Tổng trở của một hệ thống cung cấp nhìn từ một điểm đấu nối chung với lưới điện công cộng.
161-07-17
Tổng trở nhánh
Tổng trở của một đấu nối từ một điểm đấu nối chung tới điểm đặt đồng hồ đo đếm của phía người dùng .
161-07-18
Tổng trở đường dây lắp đặt bên trong .
Tổng trở của đường dây giữa phía điểm đo đếm của người dùng và một điểm lối ra đặc biệt
161-07-19
Tổng trở thiết bị ,
Tổng trở đầu ra của một thiết bị nhìn từ đầu dây mềm không được nối vào thiết bị
PHÂN ĐOẠN 161-08
CÁC THAY ĐỔI ĐIỆN ÁP VÀ NHẤP NHÁY
161-08-01
Thay đổi điện áp
Một thay đổi giá trị đỉnh hoặc hiệu dụng của một điện áp giữa hai mức liên tiếp đựơc duy trì trong các khoảng thời gian xác định nhưng không quy định .
161-08-02
Thay đổi điện áp tương đối
Tỷ số độ lớn của một thay đổi điện áp với một điện áp định mức .
161-08-03
Khoảng thời gian của một thay đổi điện áp .
Khoảng thời gian điện áp tăng hoặc giảm từ giá trị đầu đến giá trị cuối .
161.08-04
Khoảng thay đổi điện áp .
Khoảng thời gian trôi qua từ lúc bắt đầu của một thay đổi điện áp tới lúc bắt đầu của một thay đôỉ điện áp sau .
161-08-05
Sự thăng giảm điện áp
Một dẫy các thay đổi điện áp hoặc sự biến đổi tuần hoàn của đường bao điện áp .
161-08-06
Dạng sóng dao động điện áp
Đường bao của các điện áp đỉnh theo hàm số của thời gian.
161-08-07
Độ lớn của một dao động điện áp .
Hiệu số giưã các giá trị của cực đại và cực tiểu của điện áp hiệu dung hoặc đỉnh trong khi có một dao động điện áp .
161-08-08
Tần xuất xảy ra các thay đổi điện áp .
Số các thay đổi điện áp xảy ra trên đơn vị thời gian .
161-08-09
Sự không cân bằng điện áp – Sự mất cân bằng điện áp
Trong một hệ thống nhiều pha, một trạng thái trong đó các giá trị hiệu dụng của các điện áp pha hoặc của các góc pha giữa các pha liên tiếp không bằng nhau .
161-08-10
604-01-25 Độ lõm điện áp
Một sự giảm đột ngột của điện áp ở một điểm trong một hệ thống điện được tiếp theo bởi một sự khôi phục điện áp sau một thời gian ngắn từ một vài chu kỳ đến một vài giây đồng hồ .
161-08-11
(604-03-15) Xung điện áp
Một sóng điện áp quá độ lan truyền dọc một đường dây hoặc một mạch và được đặc trưng bởi một sự tăng nhanh điện áp được tiếp theo bởi một sự giảm điện áp chậm hơn .
161-08-12
Nấc đổi nối
Một thay đổi điện áp, có một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với một chu kỳ xoay chiều, mà thay đổi này có thể xuất hiện trên một điện áp xoay chiều do một quá trình đổi nối trong một bộ chuyển đổi .
161-08-13
(845-02-49) Nhấp nháy
Một cảm giác không ổn định thấy bằng mắt do một kích thích ánh sáng mà độ chói hoặc phân bố phổ của nó dao động theo thời gian .
161-08-14
(604-01-28) đồng hồ đo nhấp nháy
Một dụng cụ được dùng để đo bất kỳ đại lượng nào tiêu biểu cho nhấp nháy .
161-08-15
Ngưỡng của cảm nhận nhấp nháy
Giá trị cực tiểu của một dao động ánh sáng hoặc dao động phân bố phổ, sinh ra một sự cảm nhận nhấp nháy bởi một mẫu được xác định của nhiều người
161-08-16
Ngưỡng chịu kích thích nhấp nháy .
Một giá trị cực đại của một dao động ánh sáng hoặc phân bố phổ, sinh ra một sự nhấp nháy có thể chịu được không bị khó chịu bởi một mẫu được xác định của nhiều người
161-08-17
(845-02-50) Tần số nóng chảy
Tần sô nhấp nháy tới hạn
Tần số thay đổi kích thích, trên tần số này nhấp nháy không còn được cảm nhận trong các điều kiện đã cho .